Nợ phải trả Geleximco tăng mạnh lên 28.000 tỷ, lãi nhỏ giọt

Tập đoàn Geleximco vừa công bố báo cáo tình hình tài chính bán niên 2023 lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Theo đó, doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm mạnh xuống chỉ còn 15,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là 337 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của Geleximco là 12.810 tỷ đồng, giảm nhẹ so với kỳ trước. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) của Geleximco chỉ đạt 0,12%, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Điều này có nghĩa trong 6 tháng đầu năm, Geleximco có gần 1.000 đồng vốn mới thu về được 12 đồng lãi.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,2 lần, tương đương nợ phải trả 28.182 tỷ đồng, tăng 71% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ trái phiếu gần 4.612 tỷ đồng, tăng 11%. 

Tính đến 30/6/2023, Geleximco có 4 lô trái phiếu đang lưu hành với tổng giá trị theo mệnh giá 3.871 tỷ đồng. Trong đó, có 1 lô trái phiếu đáo hạn vào năm 2024, 3 lô còn lại với tổng trái phiếu đang lưu hành là 2.723 tỷ đồng sẽ đáo hạn trong 3 tháng cuối năm 2023.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngược chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp đà giảm về quanh mốc 89 triệu đồng/lượng.

Kết thúc quý I/2024, nợ xấu tại các ngân hàng đồng loạt tăng lên. Nguyên nhân là do tác động từ bên ngoài cùng những khó khăn nội tại ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vàng các thương hiệu trong nước hôm nay vẫn neo ở mức cao, giao dịch quanh mốc 90 triệu đồng/lượng bán ra.

Sau chuỗi ngày tăng “phi mã”, giá vàng các thương hiệu trong nước bất ngờ đảo chiều “lao dốc” với mức giảm cao nhất hơn 2 triệu đồng.

Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh, chạm mốc 92,4 triệu đồng/lượng.

Sau khi tăng mạnh vào sáng qua (9/5), chiều cùng ngày, giá vàng tiếp tục tăng 1,8 triệu đồng/lượng so với hôm trước, vượt 89 triệu đồng.