Nợ xấu, rào cản cho người vay mua BĐS

Nợ xấu là gì? Có phải cứ vay ngân hàng, quá nợ sẽ có tên trong nợ xấu? Ngay cả khi đã có tên ở “danh sách đen” này và trả nợ, thì chúng ta có được xóa luôn tên hay không?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Tại Thông tư 11/2021 của Ngân hàng Nhà nước phân loại nợ  theo 05 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) : khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, hai nhóm nợ này đều chưa được xác định là xấu và vẫn còn khả năng thu xếp vay tiếp.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) : khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Những người nằm trong ba nhóm này nếu không tiến hành thanh toán các khoản vay như trong hợp đồng tín dụng sẽ bị đưa vào danh sách nợ xấu trên hệ thống tra soát dữ liệu của ngân hàng (hay còn gọi là CIC).

Theo đó, cả người dân và ngân hàng đều dễ dàng kiểm tra dữ liệu chung này. Khi nằm trong nhóm nợ xấu, rất dễ bị mất phần vốn của mình và các ngân hàng khi duyệt hồ sơ vay vốn kế tiếp của bạn luôn có tính đề phòng cao. Cũng hãy nhớ rằng, thời gian xóa tên khỏi nợ xấu là 5 năm. Nghĩa là dù bạn đã tất toán khoản vay, nhưng tên bạn trong nhóm nợ xấu vẫn tồn tại trên CIC trong 5 năm nữa.

Đáng chú ý là trong thời đại công nghệ, khi việc quản lý dữ liệu cá nhân còn chưa chặt chẽ thì nhiều người đã bị dính vào “nợ xấu” do người khác lấy thông tin cá nhân của bạn để vay nợ. Vậy nên, ngoài việc trình báo các cơ quan chức năng, nếu có nhu cầu vay vốn để mua nhà, đất hay kinh doanh trước khi làm thủ tục, bạn hãy kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình để không mất thời gian làm thủ tục, cách kiểm tra cũng đơn giản và tiện lợi qua hệ thống internet.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết

user image
user image
User
Ý KIẾN

Điều 78 Luật Nhà ở 2023 quy định điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội đã bãi bỏ điều kiện cư trú, hoặc giao cho Chính phủ quy định điều kiện về thu nhập đối với đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội, hoặc quy định đối tượng thuê nhà ở xã hội thì không phải đáp ứng điều kiện về nhà ở và thu nhập là rất hợp tình hợp lý.

Liên quan đến công trình vi phạm trật tự xây dựng trên phố Đội Cấn (phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội), quận Ba Đình đã lập biên bản xử phạt và báo cáo thành phố về một số vi phạm trật tự xây dựng tại công trình này.

Tại phiên thảo luận tại tổ chiều 5/12, vấn đề Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 là nội dung được nhiều đại biểu HĐND TP. Hà Nội quan tâm, đóng góp ý kiến. Trong đó có đề xuất quy hoạch hai bên sông Hồng.

Tình trạng xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, đất quy hoạch trong quá khứ đã xảy ra ở nhiều tỉnh, thành, đặc biệt tại TP.HCM. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Đại Hùng - công ty liên quan đến Novaland - vừa công bố nghị quyết điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bản công bố thông tin về chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước đối với lô trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng và lãi suất 12,5%/năm.