Nợ xấu tín dụng tiêu dùng tăng cao
Đây là thông tin tại Hội thảo 'Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của các Tổ chức tín dụng và vấn đề thu hồi nợ' do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức ngày 16/11.
Hội thảo có sự tham gia của Văn phòng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cùng nhiều chuyên gia kinh tế.
Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2023 đến nay, do tác động của kinh tế thế giới và trong nước, hoạt động cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống gặp rất nhiều khó khăn, trong khi đó xuất hiện trào lưu khách hàng trây ì trả nợ, cố tình “bùng nợ” gây nên nợ xấu tăng cao (khoảng gần 3,7% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, trong khi từ năm 2018 đến năm 2022, tỷ lệ nợ xấu này chỉ trên/dưới 2%), thậm chí, tỷ lệ nợ xấu của công ty tài chính có nguy cơ tăng trên 15%.
Một trong những giải pháp quan trọng để có thể xử lý hiệu quả những bất cập trên được các đại biểu đưa ra đó là đẩy nhanh tiến độ luật hóa. Luật và các văn bản pháp quy dưới luật cần có quy định về trách nhiệm của cá nhân vay vốn, về nghĩa vụ “vay - trả”.
Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng hành lang pháp lý cho phép các tổ chức thu hồi nợ trung gian chuyên nghiệp hoạt động thu hồi nợ, hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong quá trình cho vay tiêu dùng.
Theo dữ liệu công bố kết quả kinh doanh quý III năm nay, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng có nhiều biến động.
Doanh thu mảng bán chéo bảo hiểm tại nhiều ngân hàng đã bắt đầu tăng trưởng trở lại sau nhiều phản ánh "ép" khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn. Trong đó, KienlongBank, VPBank, Techcombank và SeABank là những cái tên nổi bật khi nguồn thu từ mảng này đều tăng trưởng từ 2 con số trở lên, thậm chí có ngân hàng vượt hơn 50%.
Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã yêu cầu các tổ chức tín dụng sớm hoàn tất xác thực sinh trắc học và đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán trong thời gian cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán 2025.
Thị trường chứng khoán hôm nay, 17/12, tiếp tục chứng kiến sự giằng co trong biên độ hẹp. Áp lực giảm mạnh đến từ cổ phiếu FPT, mã này kéo chỉ số giảm gần 0,7 điểm.
Hôm nay, 16/12, giá vàng thế giới tăng trở lại trước khi FED ra quyết định quan trọng về lãi suất. Trái lại, giá vàng trong nước bất ngờ điều chỉnh giảm sâu.
Thị trường chứng khoán tuần qua giao dịch trầm lắng, khối ngoại bán ròng gần 1.300 điểm. Tâm lý nhà đầu tư e dè khi thị trường giao dịch quanh ngưỡng 1260-1270 điểm, chưa có dấu hiệu bứt phá.
0