Nội các Nhật Bản nới lỏng xuất khẩu quốc phòng

Nội các Nhật Bản vừa thông qua quyết định nới lỏng các quy định xuất khẩu quốc phòng. Quyết định này sẽ cho phép nước này xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ mới được phát triển với sự hợp tác của Vương quốc Anh và Italia sang các nước thứ ba.

Quyết định của nội các được đưa ra sau khi liên minh cầm quyền của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Nhật Bản và đối tác của họ là đảng Komeito ngày 15/3 đạt được thỏa thuận nới lỏng các quy định xuất khẩu để cho phép bán máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến cùng phát triển với Anh. và Italia.

Theo các quy định mới, việc xuất khẩu máy bay phản lực sẽ cần sự chấp thuận không chỉ của chính phủ Nhật Bản mà còn của nội các. Hơn nữa, những chiếc máy bay này chỉ có thể được chuyển giao cho những quốc gia đã ký thỏa thuận cung cấp thiết bị quân sự với Nhật Bản. Danh sách này hiện bao gồm 15 quốc gia. Máy bay phản lực cũng không thể được xuất khẩu sang các quốc gia đang có xung đột quân sự.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara phát biểu: “Chúng tôi dự định tiếp tục giữ vững lập trường cơ bản của mình là một quốc gia hòa bình bằng cách thực hiện một giải pháp được cân nhắc kỹ lưỡng”. Ông nói thêm rằng Tokyo đặt mục tiêu “chế tạo một máy bay chiến đấu phù hợp với tình hình an ninh ở Nhật Bản”.

Vào tháng 12 năm 2022, các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Italia và Anh đã nhất trí về việc cùng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới, thay thế các máy bay phản lực F-2 ở Nhật Bản và các máy bay phản lực Eurofighter Typhoon ở Italia và Anh. Vào tháng 12 năm 2023, Anh, Italia và Nhật Bản đã ký một thỏa thuận quốc tế trong Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) để phát triển máy bay chiến đấu tàng hình có khả năng siêu âm dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2035.

Chính phủ Anh cho biết máy bay phản lực tàng hình siêu âm sẽ được trang bị "một radar mạnh mẽ" có thể cung cấp dữ liệu nhiều hơn 10.000 lần so với các hệ thống hiện tại và mang lại "lợi thế quyết định trên chiến trường". Chính quyền Anh cho biết giai đoạn phát triển chung trong chương trình dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2025.

(Nguồn: Sputnik)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phe đối lập Syria tuyên bố muốn đóng góp vào hòa bình khu vực sau cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Ahmed al-Sharaa và phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Damascus.

Một đoàn gồm 120 binh sĩ Pháp đã rời Chad vào ngày 20/12, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc rút quân của Pháp khỏi một trong những thuộc địa cuối cùng mà Pháp vẫn duy trì sự hiện diện quân sự.

Theo một tuyên bố từ quân đội Iraq, nước này đã gửi gần 2.000 binh lính Syria trở về quê hương vào ngày 19/12, sau khi họ tìm kiếm nơi trú ẩn tại Iraq trong cuộc tấn công của các lực lượng đối lập nhằm lật đổ cựu Tổng thống Bashar al-Assad vào đầu tháng này.

Ngày 19/12, phát biểu trên truyền hình, người phát ngôn của Houthi, ông Yahya Sarea tuyên bố, lực lượng này đã sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài với Israel.

Washington đã cung cấp khoảng 100 tỷ USD viện trợ tài chính và hỗ trợ quân sự cho Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine leo thang vào năm 2022 và phần lớn số tiền này được chi bên trong nước Mỹ cho sản xuất quốc phòng.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết nước này đang xem xét tăng quy mô lực lượng vũ trang lên 230.000 người, trong bối cảnh Đức và các nước thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ trước các thách thức địa chính trị hiện nay.