Nơi nào, cá nhân nào trì trệ sẽ bị kỷ luật

Chiều 05/12, tiếp xúc với cử tri đơn vị bầu cử số bốn gồm quận Hoàng Mai và huyện Gia Lâm theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thông tin về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với các điểm cầu hai quận, huyện.

Tham gia tiếp xúc cử tri có các đại biểu Quốc hội: Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội; Bà Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Dự hội nghị có: Trung tướng - Giám đốc Công an thành phố Nguyễn Hải Trung; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cùng lãnh đạo một số sở, ngành và hai địa phương.

Đáng chú ý, lần đầu tiên Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô sửa đổi với sự đồng thuận nhất trí cao. Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền mạnh hơn cho Hà Nội để xứng với tầm vóc của một đô thị đặc biệt, Thủ đô của cả nước.

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thủ đô sửa đổi

Bí thư Thành ủy cho biết, Luật Thủ đô sửa đổi đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, khoa học, cụ thể hóa những chính sách mà hiện nay Quốc hội đang thực hiện thí điểm tại các địa phương trên cả nước. Nổi bật trong đó là vấn đề phân cấp, giao quyền, tạo cơ chế vượt trội, đặc thù để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Thủ đô.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng

“Trên cơ sở ý kiến tại kỳ họp, thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, tiếp thu tối đa; từ nay đến tháng 5/2024, tập trung hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ bảy”- Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, đồng thời cho biết đã chỉ đạo UBND, HĐND thành phố bắt tay ngay vào chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nếu Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội thông qua là có thể triển khai thực hiện ngay.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) thông qua sẽ tạo điều kiện rất lớn để Hà Nội phát triển, nhất là có điều kiện về cơ chế, chính sách để đầu tư xây dựng, hiện thực hóa các quy hoạch chiến lược như hình thành hai thành phố ở phía Bắc và phía Tây vừa giảm tải cho nội đô vừa tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô; xây dựng các cầu lớn qua sông Hồng, chuẩn bị dự án đường sắt đô thị.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7-8-2023 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố; người đứng đầu phải gương mẫu, sâu sát, quyết liệt.

“Trong năm 2024, chúng tôi đã yêu cầu HĐND thành phố giám sát việc này. Thành ủy cũng sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nơi nào, cá nhân nào để xảy ra tình trạng trì trệ, né tránh trách nhiệm sẽ bị xử lý kỷ luật”- Bí thư Thành ủy nói.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ phối hợp với các bộ ngành, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo Luật, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, cùng với việc khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thông qua đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây sẽ là ba công cụ pháp lý, ba chiến lược chính sách rất quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô.

Sự đồng thuận nhất trí cao đối với Luật Thủ đô sửa đổi

Thông tin thêm về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV,  Bí thư Thành ủy cho biết, với sự cân nhắc, thận trọng, Quốc hội đã quyết định chưa thông qua dự án Luật đất đai sửa đổi và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi để tiếp tục hoàn thiện, xem xét thấu đáo, đảm bảo chặt chẽ, khả thi, khắc phục những vấn đề còn tồn tại mà thực tiễn đang đặt ra. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng vui mừng thông tin về những kết quả trong phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô đã góp phần rất quan trọng cùng cả nước hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm 2023. Đáng chú ý, huyện Mỹ Đức vừa được Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, đến nay, Hà Nội đã có cả 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn Nông thôn mới.

Hình ảnh khác tại buổi tiếp xúc với cử tri

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung hoàn thiện các tuyến đường vành đai, đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt đô thị, từng bước giải quyết các vấn đề bức xúc như: cải tạo chung cư cũ; khắc phục tình trạng thiếu trường học ở nội đô và xử lý kiên quyết đối với các dự án treo, chậm tiến độ; xử lý ô nhiễm môi trường, cung cấp đủ nước sạch cho người dân và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa, chữa cháy.

Tại cuộc tiếp xúc, cử tri quận Hoàng Mai và Gia Lâm đã nêu 7 kiến nghị liên quan đến hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, công tác quản lý nhà chung cư.

Cử tri hai quận nêu kiến nghị

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai đã báo cáo nhanh kết quả Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV; tổng hợp trả lời của các bộ, ngành và thành phố Hà Nội về ý kiến, kiến nghị của cử tri hai địa phương; báo cáo kết quả hoạt động năm 2023 của Tổ đại biểu Quốc hội số bốn thành phố Hà Nội.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai

Nêu ý kiến với các đại biểu Quốc hội, cử tri đơn vị bầu cử số bốn đánh giá cao kết quả, sự đổi mới của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6; cũng như kết quả hoạt động của Tổ đại biểu Quốc hội số bốn, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội trong năm 2023 và tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV vừa qua.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri; trong đó khẳng định sau hội nghị sẽ giao cho các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ xem xét cụ thể để giải quyết các vấn đề cử tri nêu. Đoàn đại biểu Quốc hội cũng đã tiếp thu đẩy đủ các ý kiến để chuyển đến cơ quan chức năng xem xét, trả lời.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.

Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.

Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".

Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.

Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).