'Nông dân phố' phủ xanh sân thượng
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Với mơ ước từ nhỏ sẽ được tự tay chăm sóc những cây rau, cây hoa, nên từ khi ra ở riêng, nhà có sân thượng, chị Trần Thị Thu Hiền (quận Hai Bà Trưng) đã biến mơ ước đó thành hiện thực. Vườn rau trên sân thượng khoảng 30m2 đã gắn bó với gia đình chị từ gần chục năm nay. Mùa nào thức nấy, nhà chị có đủ thứ rau quả cho gia đình và bạn bè. Vào mùa hè, chị trồng các loại rau như: bí, bầu, mướp, mùng tơi, rau đay, rau muống, rau ngót; với vụ thu - đông, chị trồng bắp cải, su hào, súp lơ, xà lách, cà chua…
Trồng rau, tự ủ phân, chăm rau mỗi ngày, nhịp sống của chị Hiền đều đặn: sáng đi làm, chiều tối và cuối tuần gắn với vườn rau. Rau đem lại nguồn thức ăn sạch và niềm vui cho gia đình. Niềm vui, không chỉ là nhà được dùng rau sạch mà đơn giản là sự chia sẻ cách trồng và thành quả của người nông dân phố với bạn bè.
Giữa lòng Thành phố, trên sân thượng diện tích 20m2 ở ngôi nhà 5 tầng của gia đình chị Nguyễn Trang Nhung (quận Hoàng Mai) trồng khá nhiều loại rau quả với màu sắc bắt mắt. Nhìn những quả cà chua chín đỏ, cải cúc, cải xanh, cải ngọt, rau thơm các loại lên xanh mướt, ít ai biết được trong không gian chật chội, sầm uất, xô bồ ấy lại có một vườn rau luôn tốt tươi như thế.
Chị Nhung cho biết: chị bắt đầu trồng rau trên sân thượng từ thời điểm sau khi dịch Covid bùng phát, lúc đầu chỉ với mục đích để tận dụng thời gian rảnh rỗi, rồi dần dần thành đam mê. Vườn rau trên sân thượng vừa phục vụ được nhu cầu sinh hoạt của gia đình, vừa là nơi để chị thư giãn sau một ngày làm việc bận rộn.
Không phân biệt lứa tuổi, nghề nghiệp,… việc trồng rau trên sân thượng của các gia đình trên phố không chỉ thể hiện một lối sống tích cực mà còn góp phần nâng cao ý thức sử dụng thực phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe gia đình.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
Không cần phải đợi đến Tết, món bánh chưng rán mâm mang hương vị tuổi thơ của nhiều người giờ đây có thể được thưởng thức mọi lúc, nhưng ngon nhất là trong thời tiết se lạnh của Hà Nội dịp này.
Khác biệt với những môn thể thao phải vận động mạnh, yoga nhìn nhẹ nhàng nhưng lại giúp cho người tập rèn luyện cả về "tâm-thân-trí". Điều này cũng đòi hỏi những huấn luyện viên yoga phải có kinh nghiệm nhất định.
0