Nồng độ cồn bằng 0 khi uống bia 0 độ?

Nhiều người cho rằng uống bia 0 độ vừa tốt cho sức khỏe vừa tránh được vi phạm nồng độ cồn nếu có bị CSGT kiểm tra. Nhưng thực tế có phải như vậy?

Xu hướng sống lành mạnh khiến một số người lựa chọn sản phẩm thay thế rượu bằng các đồ uống khác như bia không cồn. Bia không cồn hay còn gọi là bia không độ được người tiêu dùng Việt Nam biết đến và sử dụng nhiều hơn trong thời gian gần đây vì cho rằng loại này tốt cho sức khỏe và để tránh hơi thở có nồng độ cồn. Nhưng có thực uống bia 0 độ khi đo nồng độ cồn bằng 0 thì không phải ai cũng biết.

Bia 0 độ, nồng độ cồn có bằng 0?

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết, nồng độ cồn trong mỗi loại bia là khác nhau, đa số ở mức 5-8% cồn, có loại nặng hơn, từ 8-15%. Bia không cồn có thể hiểu đơn giản là bia đã loại bỏ cồn hoặc đã được ủ để chứa ít cồn hơn mức giới hạn cho phép.

Hiện nay, trên thị trường, nhiều loại bia quảng cáo là "0 độ". Thực tế, bia đó có thể có nồng độ cồn ở ngưỡng thấp khoảng 0,05%. Do đó, uống một lon bia 0 độ có thể tích 500 ml thì nồng độ cồn  có thể lên 0,25%. Nhưng tùy theo quy định tiêu chuẩn của từng quốc gia vẫn được coi là nồng độ cồn bằng 0. Ví dụ như theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), nếu đồ uống có nồng độ cồn dưới 0,5% thì có thể tuyên bố là không cồn. Đức cũng tương tự. Trong khi đó, tại Italy, bia không cồn có thể có nồng độ cồn tới 1,2%. Còn ở Anh, chai bia muốn dán nhãn không cồn phải có nồng độ cồn thấp hơn 0,05%.

Ảnh minh họa

Dán nhãn công bố là một chuyện, thực tế bia có đúng với ngưỡng cồn quy định hay không là chuyện khác. Đa số các trường hợp uống bia 0 độ, không cồn, khi thổi bằng thiết bị của cảnh sát giao thông vẫn tồn tại lượng cồn trong hơi thở. Do đó, một số loại bia được dán nhãn 0 độ cồn vẫn có thể sẽ khiến người lái xe đối diện nguy cơ bị xử phạt nếu lượng uống quá nhiều hoặc loại bia được chọn có nồng độ cồn cao hơn công bố.

Tốt nhất, bạn nên thực hiện theo khuyến nghị, nữ giới mỗi ngày không nên uống quá một lon bia 330 ml nồng độ cồn 5%, còn nam giới không uống quá hai lon. Sau uống bia, mọi người nên nghỉ ngơi một thời gian để cơ thể thải bớt cồn trong cơ thể.

Mức phạt khi vi phạm nồng độ cồn 

Việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là vi phạm quy định tại  Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Do các loại bia không cồn vẫn có thể có nồng độ cồn dù thấp nên bạn cần cân nhắc khi uống, tốt nhất không uống/hoặc đã uống thì không điều khiển các phương tiện tham gia giao thông.

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn với xe máy. Ảnh: SKĐS
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn với xe đạp. Ảnh: SKĐS
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn với ô tô. Ảnh: SKĐS

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.