Nông nghiệp Nam Định gặp khó sau bão

Hơn 18.000 ha lúa bị ảnh hưởng, trong đó 1/3 diện tích bị mất trắng; 3.800 ha rau màu bị dập nát; hơn 3.000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi,... đó là những thiệt hại nặng nề của ngành nông nghiệp của Nam Định sau khi bão số 3 đi qua.

Đã 3 ngày nay, đê bối bị tràn, làm ngập toàn bộ diện tích 230 ha chuyên trồng hoa của xã Tân Mỹ, thành phố Nam Định. Bà Trần Thị Hồng (thôn Hồng Hà 2, xã Tân Mỹ, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định) nhìn phần ruộng của gia đình bị chìm sâu trong nước mà không khỏi xót xa. Lứa hoa này, bà đã đầu tư hơn trăm triệu tiền giống. Giờ đây, dù nước đã rút được tầm năm, sáu mươi phân nhưng hoa đã thối ủng và không thể cứu vãn.

Bà Trần Thị Hồng ngậm ngùi chia sẻ: "Nói chung là chúng tôi khó mà khôi phục được, bởi vì chỉ trông chờ vào diện tích hoa cúc này nhưng bây giờ mất hết rồi. Nếu nước rút, thì cũng phải mất ít nhất 2 tháng mới cày cuốc lên được và khắc phục lại, nhưng cũng khó khăn về cây giống".

Đê bối bị tràn, làm ngập toàn bộ diện tích 230 ha chuyên trồng hoa của xã Tân Mỹ, thành phố Nam Định.
Đê bối bị tràn, làm ngập toàn bộ diện tích 230 ha chuyên trồng hoa của xã Tân Mỹ, thành phố Nam Định.

Với giá trị canh tác đạt từ 700 đến 800 triệu đồng/ha/năm, ngập úng do bão số 3 để lại, đã khiến vùng chuyên canh hoa xã Tân Mỹ mất hàng chục tỷ đồng. Do đó, nhu cầu tái thiết sau bão càng trở nên cấp thiết.

Ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định cho hay: "Hy vọng rằng nước sẽ cạn sớm để người dân sớm khắc phục sản xuất, tạo ra lứa hoa Tết phục vụ cho thị trường. Vì thời gian chỉ còn khoảng hơn 3 tháng là tới Tết, nên bà con sẽ cố gắng đẩy nhanh và sẽ kết hợp áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để rút ngắn thời gian hơn nhưng vẫn có hoa để đảm bảo phục vụ Tết cho người dân".

Ngập úng do bão số 3 để lại, đã khiến vùng chuyên canh hoa xã Tân Mỹ mất hàng chục tỷ đồng.
Ngập úng do bão số 3 để lại, đã khiến vùng chuyên canh hoa xã Tân Mỹ mất hàng chục tỷ đồng.

Hiện nay, Nam Định đang dồn lực cho công tác bơm tiêu chống úng, để nhanh chóng khôi phục sản xuất. Ngoài phần diện tích bị ngập úng, vựa lúa chính của Nam Định tại các huyện: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường vẫn phát triển ổn định. Cho nên dù chịu thiệt hại nặng nhưng an ninh lương thực vẫn sẽ được đảm bảo.

Hàng trăm tỷ đồng đã bị bão cuốn trôi nhưng với quyết tâm: nước rút đến đâu, phục hồi sản xuất đến đấy, sẽ giúp ngành nông nghiệp Nam Định sớm ổn định trở lại. Hiện bà con Mỹ Tân đang nỗ lực tiêu úng mong sẽ kịp xuống giống vụ hoa Tết. Còn sản lượng lúa gạo đặc sản của Nam Định vẫn đủ tiêu dùng nội tỉnh và xuất ra các tỉnh, thành bạn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp thấp nhiệt đới dự báo sẽ mạnh lên thành bão khi vào vùng biển ngoài khơi Đà Nẵng và đi vào Quảng Trị từ ngày 19/9. Đây là thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

Hà Nội luôn coi trọng và ủng hộ hợp tác toàn diện, thực chất giữa Hà Nội với các địa phương của Trung Quốc, trong đó có tỉnh Phúc Kiến.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, ngày 18/9, ở thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đã có mưa lớn, nhiều tuyến đường trong thành phố bị ngập nước, gây khó khăn cho người và phương tiện lưu thông.

Do khối lượng cây gãy đổ trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được giải tỏa nhiều, trong suốt 10 ngày qua, các đơn vị duy trì cây xanh đã huy động nhân lực làm việc ngày đêm.

Tiếng kẻng, tưởng chừng chỉ còn trong ký ức của thế hệ đi qua thời kỳ chiến tranh, giặc giã, đi qua thời bao cấp, nhưng trong những ngày bão lũ vừa qua, lại vang lên sống động.

Công an thành phố Hà Nội đã xử phạt 7,5 triệu đồng đối với thanh niên đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về "nữ công nhân Samsung nhiễm HIV".