Nông nghiệp Thủ đô hướng tới nông nghiệp chất lượng cao

Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, sắp xếp tổ chức quy hoạch lại không gian phát triển nông nghiệp, chuyển đổi mô hình sản xuất…

Chiều 1/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp về phát triển nông nghiệp Thủ đô. Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, đồng chủ trì hội nghị.

Với vị trí vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, ngay sau khi mở rộng địa giới hành chính Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố đã quan tâm và có những định hướng chỉ đạo cụ thể, dài hạn và ưu tiên nguồn lực đầu tư để phát triển nông nghiệp nông thôn Thủ đô. Thành uỷ đã ban hành chương trình riêng về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó giai đoạn 2008-2020 là chương trình số 02 trọng tâm vào "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân". Giai đoạn 2020-2025 là chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân”. Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành sáu Nghị quyết về các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội. Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt 09 quy hoạch tổng thể và chuyên ngành và hơn 20 chương trình, đề án, dự án, kế hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn… cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự hỗ trợ giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, nông nghiệp nông thôn Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc.

Một là, nông thôn mới từ chỗ hầu hết các xã chưa đạt ½ trong 19 tiêu trí nông thôn mới thì đến nay nay với kết quả 17/18 huyện và 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.

Hai là, đời sống người dân khu vực nông thôn không ngừng được cải thiện, thu hẹp khoảng cách về mọi mặt (cả về vật chất – tinh thần) giữa khu vực ngoại thành với khu vực trung tâm thành phố (số liệu đến năm 2023 thu nhập của người dân nông thôn đạt 63,28 triệu đồng/người/năm tăng hơn 7 lần so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống chỉ còn 0,06% tức là cơ bản không còn hộ nghèo so với từ 12,5% năm 2008).

Ba là, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô với quy mô sản xuất gần 50.000 tỷ đồng – khoảng hai tỷ đô la (cao hơn xấp xỉ 8 lần so với năm 2008, đứng top đầu về quy mô so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng) duy trì và đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm ổn định cho người dân, tạo công ăn việc làm và vành đai xanh cho Thủ đô.

Bốn là, một số lĩnh vực dẫn đầu toàn quốc như: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với 2.167 sản phẩm OCOP, chiếm 22% của cả nước; ngành chăn nuôi phát triển nhất cả nước với quy mô đàn trên 40 triệu (trong đó đàn gia cầm đứng đầu cả nước, đàn lợn đứng thứ ba sau Đồng Nai và Bình Phước).

Vị trí, vai trò quan trọng của nông nghiệp Thủ đô tiếp tục được khẳng định và thể hiện rõ nét trong thời kỳ xảy ra đại dịch Covid 19 (giai đoạn 2020-2021) trong điều kiện giãn cách xã hội, đứt gãy các chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm, gián đoạn công ăn việc làm, dịch chuyển dân cư và nhiều các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội, thì nông nghiệp Thủ đô đã phát huy vai trò trụ đỡ không chỉ cho phát triển kinh tế (với tốc độ phát triển duy trì 3,03% vượt kế hoạch đề ra) mà còn là trụ đỡ cho ổn định xã hội với việc đảm bảo an ninh lương thực (nhất là an ninh lương thực tại chỗ), tạo công ăn việc làm cho người lao động bị mất việc làm ở các khu vực khác, là nơi dung nhận xu hướng dịch chuyển dân cư từ đô thị, công nghiệp về nông thôn,…

Sau đại dịch Covid-19 (qua thời gian toàn hệ thống tập trung phòng chống dịch), để tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, Uỷ ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát lại toàn bộ các cơ chế chính sách, các khó khăn vướng mắc, điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô đồng thời cập nhật bổ sung các chỉ đạo, định hướng chiến lược phát triển của Trung ương, của vùng Thủ đô, các ngành lĩnh vực có liên quan làm cơ sở định hướng lại, cơ cấu lại ngành nông nghiệp Thủ đô thời gian tới với từng bước đi cụ thể trước mắt và lâu dài.

Về trước mắt, thành phố đã tiến hành rà soát lại toàn bộ chính sách cho phát triển nông nghiệp Thủ đô và đã kịp thời ban hành bộ chính sách mới của thành phố về phát triển nông nghiệp tại Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 04/7/2023 trong đó với quan điểm vận dụng tối đa và lớn nhất các cơ chế chính sách theo quy định của Trung ương cho các lĩnh vực khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của Thủ đô như: sản xuất giống, cơ giới hóa, phát triển chuỗi liên kết, công nghệ cao, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiển nông nghiệp gắn với du lịch, sinh thái,...

Về lâu dài, đồng thời với các giải pháp trước mắt nêu trên, thành phố cũng đã đánh giá nghiên cứu và xác định các điểm nghẽn gây khó khăn trong phát triển nông nghiệp như: vấn đề về quản lý sử dụng, tích tụ đất đai cho tổ chức sản xuất; các vấn đề về thẩm quyền quyết định trong việc khuyến khích tổ chức sản xuất, thủ tục; các vấn đề về mô hình sản xuất, tổ chức sản xuất;... để đề ra các giải pháp tháo gỡ, đặc biệt đưa vào các nội dung tháo gỡ về thể chế trong Luật Đất đai, Luật Thủ đô với 13 nội dung cơ cấu trong hai điều 30 và 33 Luật Thủ đô. Sau khi Luật Thủ đô được phê duyệt, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn thiện bộ cơ chế chính sách mới với kỳ vọng sẽ tạo động lực để thành phố chủ động hơn trong việc thực hiện các chính sách và giải pháp phát triển nông nghiệp.

Về định hướng phát triển nông nghiệp Thủ đô đã được xác định trong Nghị quyết 15 của Bộ chính trị. Đồng thời, hiện nay, song song với việc hoàn chỉnh sửa đổi Luật Thủ đô, thành phố đang thực hiện thêm hai nhiệm vụ quan trọng là lập và điều chỉnh hai quy hoạch lớn của thủ đô (Quy hoạch thủ đô và Quy hoạch chung (xây dựng) thủ đô) trong đó sẽ đề xuất đồng bộ hóa giữa không gian động lực phát triển Thủ đô với định hướng xây dựng phát triển thủ đô tầm nhìn đến năm 2065. Đây là các căn cứ quan trọng, là cơ hội để nông nghiệp thủ đô tiếp tục xác định vị trí vai trò và hướng phát triển đồng bộ trong tổng thể chung của thủ đô. Với thời cơ, thách thức và các yêu cầu đặt ra cho phát triển nông nghiệp Thủ đô, trong thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, sắp xếp tổ chức quy hoạch lại không gian phát triển nông nghiệp, chuyển đổi mô hình sản xuất,…

Tại hội nghị, các chuyên gia và các đơn vị chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trao đổi những kinh nghiệm, giải pháp định hướng phát triển nông nghiệp của thủ đô trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong tương lai gần, việc chuyển đổi sang du lịch thông minh không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ, mà còn đòi hỏi một sự thay đổi theo hướng tiếp cận kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày hôm nay (22/11), Thủ đô Hà Nội sẽ duy trì thời tiết không mưa, tuy nhiên nhiệt độ sẽ hạ thấp.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.

Sáng nay, ngày 21/11/, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã khởi động dự án “Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam”.