Nông sản Việt Nam khó vào thị trường châu Âu

Để nông sản Việt Nam xuất khẩu bền vững đến các thị trường khó tính như Mỹ hay EU, đòi hỏi cả chất lượng và số lượng phải luôn được đồng đều và đảm bảo.

Nhiều doanh nghiệp nông sản của Việt Nam dù đã có những đơn hàng xuất khẩu sang các nước lớn, song về lâu dài lại không đảm bảo được chất lượng và số lượng.

Theo các chuyên gia, ngoài đảm bảo chất lượng và số lượng ổn định cho đối tác, doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của trái cây mùa vụ.

Doanh nghiệp xuất khẩu phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, đánh giá: "Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ lẻ và các doanh nghiệp ở địa phương đa số có quy mô vừa, nhỏ và rất nhỏ. Chính vì vậy, dù có tiềm năng xuất khẩu nhưng các đơn vị này lại không thể đáp ứng được những đơn hàng có giá trị lớn cũng như sản lượng lớn của nước ngoài. UBND các địa phương cần phải có cơ chế khuyến khích để hình thành và phát triển những doanh nghiệp chuyên biệt về ngoại thương".

EU, Mỹ là những thị trường khắt khe. Dù đã vào được thị trường này nhưng về lâu dài, nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn mà đối tác đưa ra, sẽ khó vào được một lần nữa.

"Ta phải có sự đồng bộ. Xuất khẩu nông sản là một chuỗi cung ứng. Nếu đảm bảo được chuỗi này thì tất cả các khâu của chuỗi cung ứng này hoạt động rất trơn tru", theo ông Trần Tuấn Minh - Giám đốc Công ty TY TTM Việt Nam.

Doanh nghiệp nông sản Việt Nam cần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của trái cây mùa vụ.

Chất lượng sản phẩm hay giá cả cạnh tranh là những yếu tố quan trọng giúp nông sản Việt giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng tại nhiều thị trường khó tính như châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.

Để các mặt hàng nông sản mang thương hiệu Việt Nam khẳng định giá trị trên các kệ hàng hóa tại hệ thống phân phối quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng; tuân thủ các yêu cầu kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, hàng hóa, truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoài Vietjet top 50 còn có nhiều doanh nghiệp lớn khác như Petrolimex, Hòa Phát, PV Gas, Vinamilk, FPT…

Sau phiên sáng giảm hơn 4 điểm, VN-Index cho thấy rõ nỗ lực hồi phục trong phiên chiều, nhưng do khối ngoại tiếp tục bán ròng số lượng lớn nên chỉ số chưa thể chuyển sang sắc xanh.

Sở Công Thương Hà Nội đã thực hiện thủ tục bổ sung 8 cụm công nghiệp vào Quy hoạch cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

Theo điều hành của liên Bộ Công thương - Tài chính, từ 15h hôm nay 27/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng đợt thứ ba liên tiếp. Xăng E5RON92 tăng 510 đồng/lít, giá bán là 22.010 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 550 đồng, giá bán lên mức 23.010 đồng/lít.

Thị trường toàn cầu đang trải qua nhiều biến động, thách thức đối với đầu tư và xuất khẩu quốc tế. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp biết thích ứng và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về chiến lược, đặc biệt là pháp lý tại các thị trường trọng điểm, sẽ là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp khi vươn ra thị trường quốc tế.

Chuyến lưu diễn Eras Tour vòng quanh thế giới của nữ ca sỹ Taylor Swift sẽ giúp nền kinh tế Anh tạo thêm gần 1 tỷ bảng Anh khi người hâm mộ mạnh tay chi tiền.