Nữ lãnh đạo da màu của đảng Bảo thủ Anh là ai?
Người phụ nữ da đen đầu tiên lãnh đạo một đảng chính trị lớn của Vương quốc Anh, Kemi Badenoch là một người theo chủ nghĩa tự do lạc quan và thẳng thắn. Bà cho rằng nhà nước Anh đã bị phá vỡ và bà là người sẽ sửa chữa bằng chính phủ nhỏ hơn và những ý tưởng mới cấp tiến.
Nhà lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ cánh hữu trung dung của Anh sinh ra với tên Olukemi Adegoke tại London vào năm 1980 trong một gia đình khía giả, cha mẹ là người Nigeria, một bác sĩ và một học giả và đã dành phần lớn thời thơ ấu của mình ở quốc gia Tây Phi này. Bà đã nói rằng trải nghiệm về những biến động kinh tế và xã hội của Nigeria đã định hình nên quan điểm chính trị của bà.
Bà Badenoch nói với BBC tuần trước:
“Tôi lớn lên ở một nơi mà đèn không bật sáng, nơi chúng tôi thường xuyên hết nhiên liệu mặc dù là một quốc gia sản xuất dầu mỏ. Tôi không coi những gì chúng tôi có ở đất nước này là điều hiển nhiên. Tôi gặp rất nhiều người cho rằng mọi thứ ở đây đều tốt vì đương nhiên là thế và sẽ luôn như vậy. Họ không nhận ra rằng cần phải có bao nhiêu công sức và sự hy sinh để có được điều đó”.
Trở về Anh ở tuổi 16 trong thời kỳ hỗn loạn ở Nigeria, cô làm việc bán thời gian tại McDonalds trong khi hoàn thành chương trình học, sau đó học ngành kỹ thuật hệ thống máy tính tại Đại học Sussex. Sau đó, cô lấy bằng luật và làm việc trong ngành dịch vụ tài chính. Năm 2012, cô kết hôn với nhân viên ngân hàng Hamish Badenoch, và họ có ba người con.
Bà được bầu vào Hội đồng London năm 2015 và vào Quốc hội năm 2017. Bà đã giữ một loạt các chức vụ trong chính phủ 2019-22 của Thủ tướng Boris Johnson, sau đó tham gia vào cuộc từ chức hàng loạt của bộ trưởng vào tháng 7 năm 2022 do một loạt vụ bê bối về đạo đức dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Thủ tướng Johnson.
Bà Badenoch đã chạy đua để kế nhiệm ông Johnson nhưng không thành công. Tuy nhiên, nỗ lực đó cũng nâng cao vị thế của bà. Bà được bổ nhiệm làm bộ trưởng thương mại trong chính phủ 49 ngày của Thủ tướng Liz Truss và bộ trưởng kinh doanh dưới thời Thủ tướng Rishi Sunak.
Bà đã giữ được ghế của mình tại Quốc hội trong cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng 7, khi Công đảng giành được đa số phiếu áp đảo và Đảng Bảo thủ giảm xuống còn 121 ghế trong Hạ viện gồm 650 ghế.
"Cài đặt lại, khởi động lại và lập trình lại" nhà nước Anh
Giống như nhiều người theo Đảng Bảo thủ, bà Badenoch thần tượng Margaret Thatcher, nữ lãnh đạo đầu tiên của đảng, người đã biến đổi nước Anh bằng các chính sách thị trường tự do vào những năm 1980. Trích dẫn lý lịch kỹ sư của mình làm bằng chứng cho thấy bà là người giải quyết vấn đề, bà cho rằng mình là người phá vỡ trật tự, đấu tranh cho nền kinh tế thị trường tự do, thuế suất thấp và cam kết "cài đặt lại, khởi động lại và lập trình lại" nhà nước Anh.
Là người chỉ trích chủ nghĩa đa văn hóa, bà Badenoch là người phản đối "chính trị bản sắc", nhà vệ sinh trung tính về giới và các kế hoạch của chính phủ nhằm giảm lượng khí thải carbon của Vương quốc Anh.
Những người ủng hộ cho rằng phong cách lôi cuốn, thẳng thắn của bà chính là điều Đảng Bảo thủ cần để vực dậy sau thất bại bầu cử tồi tệ nhất từ trước đến nay. Trong chiến dịch tranh cử lãnh đạo của bà, những người ủng hộ bà đã mặc áo phông có dòng chữ: "Hãy là Kemi".
Những người chỉ trích cho rằng bà Badenoch đã xung đột với các đồng nghiệp và công chức và có xu hướng đưa ra những tuyên bố hấp tấp và gây ra những cuộc cãi vã không cần thiết. Trong chiến dịch tranh cử lãnh đạo, bà đã bị chỉ trích vì nói rằng "không phải tất cả các nền văn hóa đều có giá trị như nhau" và cho rằng tiền lương thai sản là quá cao — mặc dù sau đó bà đã rút lại tuyên bố đó.
Bà nói với BBC rằng "Tôi nói lên suy nghĩ của mình.Và tôi nói sự thật".
Thách thức lớn
Việc bà Kemi Badenoch được bầu làm lãnh đạo đảng Bảo thủ là một thành tựu chính trị và thành tựu cá nhân mang tính lịch sử đáng kinh ngạc. "Tôi là một người nhập cư thế hệ đầu tiên", bà nói với Hạ viện trong bài phát biểu đầu tiên của mình năm 2017.
Nhưng việc quản lý một nước Anh ngày càng đa dạng trong thời kỳ bất ổn đòi hỏi một chương trình nghị sự để quản lý những khác biệt và đưa mọi người lại gần nhau hơn. Bà Kemi Badenoch đã trở nhà lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ Anh sau khi giành hơn 56% số phiếu ủng hộ. Với chiến thắng này, bà Badenoch trở thành nhà lãnh đạo da màu đầu tiên của một đảng lớn tại Anh và là nữ lãnh đạo thứ tư của đảng Bảo thủ.
Phát biểu sau khi kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố, bà Badenoch nhận định đảng Bảo thủ cần phải đối mặt với thực tế mới sau thất bại bầu cử hồi tháng 7, khiến số lượng nghị sĩ của đảng này tại Hạ viện giảm xuống còn 121. Tân lãnh đạo đảng Bảo thủ nhấn mạnh: mục tiêu của bà là đảm bảo đến thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tiếp theo, đảng này sẽ có những cam kết rõ ràng cũng như kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các mục tiêu thay đổi đất nước. Thủ tướng Keir Starmer đã chúc mừng bà Badenoch trở thành người lãnh đạo của đảng Bảo thủ. Cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ bắt đầu hồi tháng 6 với 6 ứng cử viên giành được 10 đề cử ban đầu từ các nghị sỹ đảng để tham gia tranh cử. Sau 4 vòng bỏ phiếu, bà Badenoch và ông Robert Jenrick lọt vào vòng cuối khi các thành viên đảng bầu chọn nhà lãnh đạo mới.
Hàn Quốc - một trong những nền dân chủ ổn định nhất châu Á, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị chưa từng có. Liệu quốc gia này có thể nhanh chóng vượt qua được hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
27 người di cư từ vùng cận Sahara châu Phi được xác nhận đã thiệt mạng trong một vụ lật thuyền ngoài khơi bờ biển phía Đông Tunisia.
Đường hầm cao tốc xuyên núi dài nhất thế giới Tianshan Shengli vừa được Trung Quốc hoàn thành cuối tháng 12 vừa qua. Nhờ ứng dụng các công nghệ mới, Trung Quốc xây đường hầm dài nhất thế giới chỉ trong 4 năm thay vì 10 năm.
Đêm qua, 1/1, một vụ xả súng hàng loạt đã xảy ra bên ngoài hộp đêm Amazura ở quận Queens, thành phố New York, Mỹ, làm ít nhất 11 người bị thương.
Cơ quan điều tra tham nhũng các quan chức cấp cao (CIO) Hàn Quốc đang chuẩn bị thực thi lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol trong ngày 2/1, ba ngày kể từ khi lệnh bắt được ban hành. Đây là diễn biến chưa từng có trong lịch sử chính trị Hàn Quốc khi một tổng thống đương nhiệm đối mặt với lệnh bắt giữ.
Sau khi xảy ra vụ tấn công vào đám đông người tham gia lễ đón năm mới ở thành phố New Orleans, bang Louisiana (Mỹ) khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương hôm 1/1, lãnh đạo nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã lên án mạnh mẽ hành động này.
0