Nửa năm chiến sự ở Gaza, ai là người chiến thắng?

Đúng ngày này 6 tháng trước, đáp trả cuộc tấn công chưa từng có của nhóm Hồi giáo Hamas, Israel đã chính thức tuyên chiến và làm bùng phát cuộc xung đột ở Dải Gaza. Sau gần 200 ngày giao tranh, với Israel, từ chỗ nhận được sự nhất trí trong nước và sự ủng hộ của một số quốc gia trên thế giới, đến nay tình thế đã hoàn toàn khác. Ở phía đối lập, Hamas dù đã suy yếu nhưng vẫn không ngừng kháng cự. Thiệt hại của hai bên ngày càng gia tăng. Đã có hàng vạn người chết, hàng trăm ngàn người bị thương. Một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có ở khu vực đã xảy ra. Đáng buồn hơn là tất cả các nỗ lực đàm phán ngừng bắn, tìm kiếm giải pháp ngoại giao, chấm dứt xung đột vẫn rơi vào bế tắc.

Israel sa lầy ở Gaza, chia rẽ trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế và ngày càng bất hòa với đồng minh thân cận nhất. Nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn đang hiển hiện.

Bất chấp sự tấn công dữ dội của Israel, Hamas vẫn đứng vững dù đã suy yếu đáng kể. Cuộc tấn công đã đẩy Gaza vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến hơn 80% dân số phải di dời và khiến hơn 1 triệu người đứng trước bờ vực nạn đói. Tuy nhiên, Israel vẫn chưa có kế hoạch cho thời kỳ hậu chiến có thể chấp nhận được đối với các đối tác của mình và các cuộc đàm phán ngừng bắn vẫn đang bế tắc.

Dưới đây là những điểm nổi bật trong sáu tháng đầu của cuộc chiến.

Sự bế tắc trên chiến trường

Israel tuyên chiến để đáp trả cuộc tấn công qua biên giới của Hamas ngày 7 tháng 10, khi đó nhóm chiến binh này đã giết chết 1.200 người, hầu hết là dân thường và bắt cóc khoảng 250 người khác. Thủ tướng Benjamin Netanyahu đặt ra hai mục tiêu: tiêu diệt Hamas và đưa con tin về nhà. Cho dù ông lặp đi lặp lại cam kết “chiến thắng toàn diện”, mục tiêu đó vẫn xa vời.

Cuộc tấn công đã đẩy Gaza vào một cuộc khủng hoảng nhân đạo, khiến hơn 80% dân số phải di dời và hơn 1 triệu người đứng trước bờ vực nạn đói.

Sau khi dần dần kiểm soát hầu hết Gaza trong một cuộc tấn công khốc liệt, lực lượng bộ binh của Israel đang trong thế cầm cự, chủ yếu tiến hành các hoạt động chiến thuật nhỏ và không chắc chắn về việc liệu quân đội có tiến vào thành phố Rafah ở phía nam Gaza, thành trì quan trọng cuối cùng của Hamas, hay không.

Ông Netanyahu đã nhiều lần tuyên bố sẽ chiếm Rafah, nhưng ông vấp phải sự phản đối rộng rãi của quốc tế, kể cả Mỹ, vì hàng trăm nghìn người Palestine đi sơ tán đang trú ẩn ở đó. Ngay cả khi Israel chiếm được Rafah, cũng không có gì đảm bảo thành công lâu dài. Mặc dù Hamas có vẻ đã chịu tổn thất nặng nề nhưng lực lượng của họ đã tìm cách tập hợp lại tại các khu vực bị Israel bỏ lại.

Hàng ngày, Israel phải đối mặt với cuộc tấn công của nhóm chiến binh Hezbollah của Liban ở mặt trận phía bắc. Ngược lại với Hamas, kho vũ khí lớn hơn nhiều của Hezbollah vẫn còn nguyên vẹn. Cuộc xung đột có nguy cơ kéo theo cả Iran, được cho là người bảo trợ của Hezbollah, đặc biệt là sau khi một cuộc không kích được cho là do Israel thực hiện vừa giết chết hai tướng Iran ở nước láng giềng Syria.

Israel cô độc hơn

Israel đã từng nhận được sự ủng hộ của một số nước sau vụ tấn công của Hamas ngày 7 tháng 10, cuộc tấn công nguy hiểm nhất nhằm vào người Do Thái kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, sự ủng hộ đã bị thay thế bằng sự thiếu kiên nhẫn và phẫn nộ khi tình hình ở Gaza trở nên tồi tệ hơn.

Hơn 33.000 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến tranh.

Theo các quan chức y tế Palestine, hơn 33.000 người Palestine đã thiệt mạng trong chiến tranh, khoảng 2/3 trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Các quan chức viện trợ quốc tế cho biết khoảng 1/3 dân số Gaza đang phải đối mặt với nạn đói thảm khốc.

Những biểu hiện đoàn kết ban đầu của các đồng minh của Israel đã nhường chỗ cho lời kêu gọi ngừng giao tranh. Trong khi đó, tòa án thế giới của Liên Hợp Quốc xem xét các cáo buộc diệt chủng chống lại Israel, đã ra lệnh cho Israel phải bảo vệ thường dân ở Gaza.

Tòa án thế giới của Liên Hợp Quốc, xem xét các cáo buộc diệt chủng chống lại Israel

Sự cô lập này lên đến đỉnh điểm vào ngày 25 tháng 3, khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trước sự phản đối của Israel, đã thông qua một nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức. Mỹ đã bỏ phiếu trắng để nghị quyết này được thông qua, bất chấp sự phẫn nộ của Israel.

7 nhân viên cứu trợ thiệt mạng trong vụ việc mà Israel gọi là một cuộc không kích nhầm.

Kể từ đó, tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với Israel, đặc biệt là sau khi 7 nhân viên cứu trợ thiệt mạng trong vụ việc mà Israel gọi là một cuộc không kích nhầm. Sáu trong số các nạn nhân là tình nguyện viên từ các quốc gia đồng minh Israel.

Cuộc không kích của Israel nhằm vào đại sứ quán Iran ở Syria và nỗ lực của ông Netanyahu nhằm đóng cửa kênh vệ tinh Ả Rập Al Jazeera đã khiến các đồng minh xa lánh hơn nữa.

Sự chia rẽ trong nước

Vào đầu cuộc chiến, dư luận trong nước đoàn kết rộng rãi. Nay thì Israel đã quay trở lại tình trạng chia rẽ như trước – tất cả sự phẫn nộ nhằm vào bộ máy lãnh đạo.

Các cuộc biểu tình kêu gọi tổ chức bầu cử sớm.

Các cuộc biểu tình hàng tuần chống lại chính phủ đã gia tăng và thu hút hàng ngàn người tham gia, bắt nguồn từ những bất bình từ lâu đối với thủ tướng Netanyahu - từ các liên minh chính trị của ông với các đảng cực hữu và cực đoan cho đến phiên tòa xét xử tham nhũng không có hồi kết. Ông thất bại trong việc đưa con tin về nhà khiến sự bất bình của dân chúng càng mạnh mẽ hơn. Khoảng một nửa số con tin đã được thả trong thời gian ngừng bắn kéo dài một tuần vào tháng 11. Nhưng 134 người vẫn đang bị giam giữ.

Israel tuyên bố hơn 30 con tin đã chết. Người ta lo ngại rằng con số thực sự còn cao hơn và sẽ tiếp tục tăng nếu họ bị giam giữ lâu hơn. Hoàn cảnh của các con tin và nỗi đau của gia đình họ đã gây được tiếng vang sâu sắc trong dư luận Israel. Gia đình con tin hòa vào dòng người xuống đường tuần này, kêu gọi chính phủ từ chức. Đây là cuộc biểu tình chống chính phủ lớn nhất kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Ông Netanyahu không đạt được gì

Uy tín của thủ tướng Netanyahu đã giảm mạnh kể từ khi chiến tranh bùng nổ. Nhiều người cho rằng ông phải chịu trách nhiệm về những thất bại về tình báo và an ninh, đã khiến cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 xảy ra. Tuy nhiên, ông đã bác bỏ những lời kêu gọi từ chức hoặc mở cuộc điều tra về những sai sót.

Uy tín của thủ tướng Netanyahu đã giảm mạnh.

Trước mắt, vị thế của ông Netanyahu chưa bị đe dọa. Các đối tác trong liên minh của ông vẫn kiên quyết đứng sau ông, vì nếu bầu cử, chính họ cũng chưa chắc giữ được ghế. Trớ trêu thay, mối đe dọa lớn nhất đối với ông Netanyahu hiện nay là việc Tòa án Tối cao Israel đã ra lệnh dừng việc miễn nghĩa vụ quân sự bắt buộc cho những người đàn ông theo Chính thống giáo cực đoan.

Với hơn 600 binh sĩ thiệt mạng kể từ ngày 7 tháng 10, ông Netanyahu khó duy trì hệ thống này. Nhưng nếu ông cố ép những người theo đạo phải đi nghĩa vụ quân sự, ông có thể mất đi sự ủng hộ của các đối tác Chính thống giáo cực đoan của mình và buộc phải tổ chức bầu cử sớm.

Hamas không đạt được gì

Cuộc tấn công của Israel đã tàn phá khắp Gaza và gây tổn thất nặng nề cho Hamas. Israel tuyên bố đã tiêu diệt khoảng 13.000 chiến binh Hamas và phá hủy năng lực quân sự của nhóm này trên hầu khắp Gaza. Ngay cả khi những tuyên bố này là đúng, Hamas vẫn còn tồn tại ở Rafah và các chiến binh của họ đã tập hợp lại ở những khu vực mà Israel đã tuyên bố chiến thắng và rời đi. Mặc dù đã có những biểu hiện nhỏ về sự bất mãn của công chúng đối với Hamas ở Gaza, nhưng không có dấu hiệu công khai nào cho thấy đông đảo người dân phản đối nhóm này.

Một quan chức của phong trào Hamas.

Khalil Sayegh, một nhà phân tích người Palestine, cho biết Hamas liên tục xuất hiện trở lại. Còn Michael Milshtein, cựu sĩ quan tình báo quân đội cấp cao của Israel, hiện là chuyên gia nghiên cứu về người Palestine tại Đại học Tel Aviv, cho rằng những kỳ vọng vào việc tiêu diệt Hamas hoặc buộc lực lượng này đầu hàng là “điều viển vông”.

Không có sự đồng thuận về tương lai của Gaza

Thủ tướng Netanyahu đã đưa ra một tầm nhìn mơ hồ, trong đó Israel kiểm soát lãnh thổ một cách không giới hạn, các đối tác Palestine địa phương ở Gaza sẽ quản lý các công việc hàng ngày. Israel hy vọng việc tái thiết sẽ được cộng đồng quốc tế tài trợ, trong đó có các quốc gia Ả Rập giàu có ở vùng Vịnh. Tuy nhiên, những kế hoạch này mâu thuẫn với tầm nhìn do Mỹ, các đối tác quốc tế khác và người Palestine thúc đẩy.

 

Mỹ kêu gọi khôi phục Chính quyền Palestine được quốc tế công nhận.

Mỹ kêu gọi khôi phục Chính quyền Palestine được quốc tế công nhận, (chính quyền này đã bị Hamas lật đổ vào năm 2007), đồng thời kêu gọi những nỗ lực mới nhằm thành lập một nhà nước Palestine độc lập ở Bờ Tây và Gaza. Chính quyền Palestine có trụ sở tại Bờ Tây do Israel chiếm đóng, gần đây đã bổ nhiệm một thủ tướng mới để giải quyết các lời kêu gọi cải cách của Mỹ.

Ông Netanyahu phản đối tư cách nhà nước của Palestine hoặc bất kỳ vai trò nào của Chính quyền Palestine. Trong khi đó, các quốc gia tài trợ ít mong muốn đóng góp vào việc tái thiết nếu không có sự đồng thuận chính trị. Ví dụ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất cho biết họ sẽ không tài trợ cho việc tái thiết nếu không có giải pháp hai nhà nước khả thi.

Ofer Shelah, cựu nghị sĩ, hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel, cho biết những thành công trên chiến trường là "gần như vô nghĩa" nếu không có tầm nhìn ngoại giao.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thống đốc khu vực Kursk cho biết các lực lượng Nga đã bắn hạ 7 tên lửa và 7 máy bay không người lái của Ukraine trong đêm tại vùng Kursk, tuy nhiên không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Ứng viên đảng cánh tả, Yamandu Orsi, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Uruguay, với 99% phiếu bầu đã được kiểm, theo kết quả được công bố vào ngày 24/11.

Các quan chức, cảnh sát và phóng viên từ 175 quốc gia đã có mặt tại thành phố cảng Busan, Hàn Quốc, nơi diễn ra vòng đàm phán thứ năm, là vòng đàm phán cuối cùng của Ủy ban đàm phán liên chính phủ, nhằm xây dựng một văn bản ràng buộc pháp lý quốc tế về ô nhiễm nhựa.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết, các công ty truyền thông sẽ phải tiêu hủy dữ liệu cá nhân dùng để xác minh độ tuổi người dùng, trong khuôn khổ kế hoạch cấm sử dụng mạng xã hội đối với trẻ em dưới 16 tuổi. Đây là một trong những biện pháp kiểm soát tuổi nghiêm ngặt nhất từng được áp dụng trên thế giới.

Vào ngày 24/11, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran cho biết, các thứ trưởng ngoại giao của Iran, Pháp, Đức và Anh sẽ gặp nhau vào ngày 29/11 tới để thảo luận về các vấn đề song phương cũng như vấn đề hạt nhân của Tehran.

Hội nghị cấp cao lần thứ 29 của LHQ về khí hậu trái đất (COP29) diễn ra ở thủ đô Baku của Azerbaijan đã kết thúc sau hai tuần với kết quả nhất định chứ không đến nỗi bị thất bại như một kịch bản kết cục nhiều khả năng có thể xảy ra.