Nước sông Đáy dâng cao, cầu phao 'đắp chiếu' dài ngày

Những ngày qua, nước lũ sông Đáy dâng cao khiến toàn bộ cầu phao qua sông đã được tháo rời, buộc neo đậu gọn để đảm bảo ATGT.

Lối xuống cầu phao bắc qua sông Đáy thuộc đị bàn xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa đã hai ngày không mưa, nhưng nước chưa rút và vẫn phủ kín đường dẫn tới cầu.

Nhà gần cầu phao, ông Vũ Trung Thực (xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa) cho biết, chưa bao giờ nước sông Đáy dâng cao như lần này. Cầu ngưng hoạt động, người dân nếu muốn qua sông, phải đi đường vòng qua cầu Mỹ Hòa, vừa xa, vừa bất tiện, nhất là với các cháu học sinh cấp 3 để đến được trường, phải đi một quãng đường dài 17km.

Cũng chịu cảnh ngập úng, nhưng lối dẫn xuống cầu phao nối xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa và xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức còn trong tình trạng nặng nề hơn. Mênh mông biển nước, chẳng còn phân biệt được đâu là lối đi. Theo người dân địa phương, nước lũ trên sông Đáy dâng quá cao, không thể tiếp cận cầu phao. Có thể, phải mất 15-20 ngày nắng ráo, nước thượng nguồn không dồn về, giao thông mới trở về bình thường.

Trong thời gian mưa lũ, toàn bộ cầu phao, cầu tạm đều phải tạm tháo, ngắt nhịp, neo đậu gần bờ.

Sông Đáy đoạn qua huyện Ứng Hòa có 11 cây cầu, trong đó, có tới 6 cây cầu phao, cầu tạm. Trong thời gian mưa lũ này, toàn bộ cầu phao, cầu tạm đều phải tạm tháo, ngắt nhịp, neo đậu gần bờ để đảm bảo ATGT. Tuy nhiên, điều này cũng đã gây nhiều ảnh hưởng, hạn chế trong việc đi lại của người và phương tiện. Ngoài giải pháp đi đường xa, đường vòng, cách duy nhất để kết nối hai bên bờ sông chính là thụ động chờ nước rút để nối lại các nhịp cầu.

Ông Nguyễn Thành Hưng, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Ứng Hòa cho biết: "UBND huyện Ứng hòa và UBND huyện Mỹ Đức cũng đã có phối hợp và đề xuất UBND thành phố và các sở, ban, ngành nghiên cứu để xây dựng các cây cầu mới, thay thế các cây cầu phao trên địa bàn để liên kết hai huyện".

Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, toàn địa bàn thành phố Hà Nội có 144 cây cầu cần phải đầu tư cải tạo, sửa chữa; trong đó, có 89 công trình do quận, huyện, thị xã quản lý được đề xuất sớm đầu tư xây dựng mới, thay thế, cải tạo.

Trước hiện trạng giao thông ảnh hưởng, bởi cứ vào mùa mưa, lũ, cầu phao, cầu tạm lại nhiều lần bị gián đoạn, cấm khai thác, việc sớm phê duyệt, triển khai các dự án cầu kiên cố thay thế là điều rất cần thiết, cần làm sớm, làm nhanh để đảm bảo giao thông và giao lưu, phát triển kinh tế, xã hội.

Với người dân hai bên cầu, có những cây cầu kiên cố, thay thế cầu phao, cầu tạm là mong muốn của họ nhiều năm nay để không còn tình trạng, cứ bão, cứ lũ là cầu ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng tới giao thông đi lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 4 ngày xét xử và nghị án, chiều 1/11, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ra phán quyết đối với đối với 13 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu trong lĩnh vực y tế xảy ra tại tỉnh Bắc Ninh.

Không phải ngẫu nhiên mà hồ nước được người ta ví như những lá phổi xanh bởi vừa làm đẹp cảnh quan, tạo không khí trong lành vừa điều tiết nước trong mùa mưa. Bởi vậy, Thành phố đang đầu tư, cải tạo và chỉnh trang để hình thành những điểm vui chơi giải trí hữu ích phục vụ nhân dân. Nhưng vẫn có những hồ nước đang dần bị san lấp, có nguy cơ xóa sổ bởi sự buông lỏng quản lý.

Trong danh mục 144 cây cầu trên toàn địa bàn thành phố sẽ được triển khai nâng cấp, sửa chữa và thay mới theo phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa có 19 cầu. Chính quyền và người dân địa phương mong ngóng các dự án sớm được triển khai, bởi hiện trạng cầu thời gian qua đã quá xuống cấp và hư hỏng.

Mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao khiến đời sống sinh hoạt của người dân tại TP.HCM thường xuyên bị đảo lộn. Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thi công, dự án giải quyết ngập do triều cường của thành phố với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng vẫn chưa thể về đích.

Nguy cơ cháy luôn tiềm ẩn đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm khi cho ý kiến vào Dự án Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn tại kỳ họp thứ 8 đang diễn ra.

Chiều 2/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).