Nuôi dưỡng nghệ thuật truyền thống, phát triển công nghiệp văn hóa
Cụ thể, tọa đàm "Nghệ thuật biểu diễn truyền thống và việc phát triển công nghiệp văn hóa ở Hà Nội" đã làm rõ sự đa dạng, tiềm năng của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống tại Hà Nội và những cơ hội, thách thức trong việc khai thác, ứng dụng nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, sáng tạo của Hà Nội. Nhất là trong các liên hoan, lễ hội, sự kiện, buổi biểu diễn, khóa đào tạo nghệ thuật, du lịch địa phương.
Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy - Giảng viên Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: "Việc phát triển các loại hình du lịch đêm đã gia tăng các khách tham quan vào buổi tối để các loại hình có cơ hội được tỏa sáng."
Tại Hà Nội, thời gian qua, có nhiều trung tâm hoạt động nghệ thuật do giới trẻ tổ chức và vận hành mang lại nhiều kết quả khả quan như: Trung tâm Âm nhạc truyền thống Thăng Long, Trung tâm Xúc tiến Quảng bá Di sản văn hóa Phi vật thể... Các trung tâm này vừa đào tạo các lớp nghệ thuật biểu diễn truyền thống, vừa quảng bá nghệ thuật đến đông đảo công chúng trong nước và ngoài nước. Đó là những bước đi hiệu quả góp phần phát triển công nghiệp văn hoá Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Lệ Quyên – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cho biết: "Bước một chân vào công nghiệp văn hoá với chúng tôi là làm việc phải chuyên nghiệp, từ lời cam kết chất lượng dịch vụ đến phản hồi của khách hàng phải chân thực nhất. Đầu tiên là năng lực biểu diễn của người biểu diễn, đòi hỏi nghệ sĩ phải có trang bị rất nhiều, thậm chí, nắm được tâm tư thị hiếu của khán giả.
Nghệ nhân Nguyễn Bá Trảng - Đoàn trưởng Đoàn Ải Lao, quận Long Biên, Hà Nội chia sẻ. "Mong muốn các cơ quan đoàn thể của quận, sở giúp đỡ đoàn để duy trì sinh hoạt, nay mai thành CLB, đề nghị quận làm thủ tục công nhận, lúc đó chắc rằng có kinh phí để hoạt động."
Năm 2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú; nghệ nhân và câu lạc bộ tiêu biểu trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, các nhóm gìn giữ di sản vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo tồn, phát triển, đặc biệt là truyền dạy cho thế hệ sau./.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Sáng nay, 16/11, Lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 khai mạc tại vườn hoa đền Bà Kiệu và không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Đến dự chương trình có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà; Thống đốc tỉnh Kanagawa Kuroiwa Yuji và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Bằng cách tích hợp các yếu tố đặc trưng của Việt Nam, chiếc áo in hình ly trà đá - biểu tượng quen thuộc của văn hóa đường phố Việt Nam - đã không chỉ góp phần quảng bá văn hóa nước nhà mà còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp văn hóa phát triển bền vững.
Giới thiệu tới công chúng những thiết kế thời trang lụa độc đáo, lấy cảm hứng từ 9 Bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, bộ sưu tập lụa "Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản" đã ra mắt ấn tượng vào tại Bảo tàng.
Triển lãm giao lưu văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc – Việt Nam đã khai mạc tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hoạt động ý nghĩa thiết thực kỷ niệm lần thứ 30 thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn Quốc - Việt Nam.
Ngày 15/11/2024, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nhạc sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ tài hoa Văn Cao, gia đình ông phối hợp cùng các đơn vị tổ chức một đêm nhạc đặc biệt mừng sinh nhật lần thứ 101 của ông với chủ đề "Văn Cao - Cha và Con”.
0