Ở đâu có phở Việt, ở đó có Việt Nam

Phở Việt từ lâu đã được các chuyên trang ẩm thực có tiếng trên thế giới xếp vào danh sách những món ngon nhất định phải thử một lần. Bát phở Việt không chỉ là câu chuyện ẩm thực mà còn là câu chuyện cốt cách văn hóa người Việt.

Vân Cù, Nam Định, được coi là cái nôi của nghề phở. Nơi đây nổi tiếng là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò. Từ ngôi làng này, những thợ nấu phở lành nghề đã đi khắp đất nước.

Ông Cồ Huy Kháng, thành viên CLB Phở Vân Cù, cho biết: "Đến thế hệ chúng tôi làm phở là đời thứ ba rồi. Ở Hà Nội mấy chục quán, rồi Sài Gòn và tận Hà Giang. Thương hiệu phở Cồ đây trước là ông Trương Hàng Đồng còn nổi tiếng sang tận nước ngoài".

Phở Việt đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia

Để giữ gìn nghề gia truyền, cách đây ba năm, người làm nghề phở làng Vân Cù đã quy tụ các thợ nấu phở lành nghề và tổ chức thành Câu lạc bộ Phở Vân Cù, đặt ra những tiêu chuẩn về chất lượng bát phở, văn hóa ứng xử của các cửa hàng phở mang thương hiệu làng Vân Cù.

Ông Cồ Như Đồi, Chủ tịch CLB Phở Vân Cù, cho biết: "Nghề nghiệp mà ông cha để lại đã ngấm vào máu của mỗi người dân Vân Cù. Chúng tôi luôn bảo tồn và giữ thương hiệu, vì vậy chúng tôi nhất nhất phải đảm bảo từ công thức đến gia vị, ưu tiên hàng đầu là an toàn thực phẩm".

Người Vân Cù tráng bánh phở

Phở không chỉ đơn thuần là một món ăn mà còn là một di sản văn hóa ẩm thực, gắn với cái tên Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Bà Ivana Judiakova, du khách Slovakia, cho biết: "Tôi đi đến các quốc gia khác ai mà nói đến Việt Nam thì người đó sẽ nhắc đến phở. Phở là một trong những món ăn ưa thích của tôi. Đó không phải ý kiến riêng của tôi mà ai từng đến Việt Nam, những người nghĩ đến ẩm thực Việt Nam, là nghĩ đến phở".

Ở đâu có phở ở đó có Việt Nam - đó là mong ước của những người mưu sinh bằng nghề phở. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật kết nối Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân và Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm, đã được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân yêu nghệ thuật chính thức giới thiệu với công chúng.

Nằm trên đường Phạm Hùng, Bảo tàng Hà Nội đang trở thành một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn.

Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội.

Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô cho thấy tính ưu việt và hiệu quả ngoài mong đợi. Với sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay, công nghệ số sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững, đồng thời là "cây cầu" kết nối các thế hệ trong bảo tồn, lưu giữ di sản của cha ông.