Ôm tiền chờ săn dự án bất động sản

Các doanh nghiệp bất động sản đang cắt giảm chi tiêu, chủ động bán một phần hoặc toàn bộ tài sản để có nguồn vốn cầm cự qua giai đoạn khó khăn.

Thị trường bất động sản (BĐS) gặp khó vì thiếu vốn, nhiều chủ đầu tư không cầm cự nổi buộc phải bán một phần hoặc toàn bộ dự án để tái cấu trúc tài chính; nhà đầu tư cầm tiền, đặc biệt khối ngoại sẵn dòng tiền chờ săn dự án không hề ít nhưng danh mục dự án pháp lý đủ "sạch" để xuống tiền lại khá hiếm.

Giới chuyên gia nhận định hoạt động mua bán, chuyển nhượng các dự án bất động sản thời gian tới sẽ sôi động hơn. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trên các trang thông tin, diễn đàn mua bán BĐS gần đây liên tục cập nhật những thông tin rao bán dự án, nhà đất, kể cả khu công nghiệp như: "Bán rẻ hơn thị trường 30% diện tích đất 1.200 m2, giá 128 tỉ đồng, giá thị trường 188 tỉ đồng, giá được ngân hàng thẩm định cho vay đã 150 tỉ đồng… Tất cả đất đã có thổ cư, vị trí đắc địa ở khu vực gần trung tâm TP Thủ Đức…".

Một bài đăng khác rao bán dự án chung cư ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương - diện tích hơn 6.700 m2, đã có quy hoạch chi tiết 1/500; gồm 2 block, cao hơn 40 tầng, bao giấy phép trong vòng 4 tháng… Tỉ lệ rao bán chiếm 85%-90% trong khi thông tin về nhu cầu mua chỉ 5%-10%.

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cũng đua nhau rao bán, phát mại, đấu giá các BĐS, dự án là tài sản thế chấp của các DN vay vốn nhưng không trả được nợ.

Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam, cho rằng thị trường BĐS gần đây chứng kiến nhiều hoạt động M&A, điều này kỳ vọng mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan nhờ tiềm năng cao, sẽ tiếp thêm năng lượng cho thị trường.

TS Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - BĐS Dat Xanh Services (viết tắt FERI), nhìn nhận giai đoạn này, một số DN đang tập trung nguồn lực để mở rộng quỹ đất thông qua hoạt động M&A nhằm chuẩn bị cho chu kỳ hồi phục.

"Khi việc thực hiện các nghị định, quy định mới đã vào guồng, thị trường BĐS sẽ phát triển lành mạnh, giá bán được kiểm soát. Việc tháo gỡ những vướng mắc pháp lý cho DN giúp tình trạng nguồn cung được cải thiện. Đặc biệt, khi lãi suất cho vay ổn định, tín dụng được mở, đặc biệt là tín dụng BĐS, chính là những điều kiện quan trọng để giao dịch trên thị trường BĐS dần sôi động trở lại" - ông Khôi nhận định.

Tuy vậy, ông Phạm Anh Khôi lưu ý nhà đầu tư nên hạn chế tham gia thị trường với tâm lý đầu cơ mà nên đầu tư dài hạn. Không nên sử dụng đòn bẩy tài chính, tránh đầu tư theo hiệu ứng đám đông. Trước khi quyết định xuống tiền nên đánh giá nhu cầu, lựa chọn sản phẩm thật sự phù hợp với khả năng tài chính.

Ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cũng nhận định hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án sắp tới chắc chắn sôi động hơn vì phản ánh đúng bản chất của thị trường đang khó khăn. Tuy nhiên, để giao dịch thành công cần lưu ý 2 vấn đề là phải có tiền và dự án phải đủ điều kiện giao dịch. Bởi hiện nay, các dự án bị vướng pháp lý khá nhiều, chủ đầu tư gặp khó và rất muốn bán nhưng bên mua cũng không chọn vì sợ rủi ro.

Ông Đỗ Duy Thành - quản lý Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Hà Nội - cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực BĐS. "Không chỉ BĐS công nghiệp mà phân khúc nhà ở, BĐS nghỉ dưỡng - chăm sóc sức khỏe… cũng đang thu hút các nhà đầu tư ngoại.

Trong bối cảnh các dự án với chất lượng tốt đang dần khan hiếm và ít được công bố rộng rãi, ông Đỗ Duy Thành khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tìm đến những đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức sâu rộng trong ngành để tiếp cận các dự án tốt. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều thông tin phản ánh tình trạng người dân Hà Nội xếp hàng từ sáng sớm để lấy số thứ tự đăng ký giải quyết thủ tục liên quan đến đất đai tại một số quận, huyện của Hà Nội. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, đại diện các chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội khẳng định đây chỉ là hiện tượng cục bộ, xảy ra ở một số nơi và vào thời điểm nhất định.

Thủ tướng vừa giao các Bộ, ngành soạn thảo 16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai 2024 để trình Chính phủ xem xét, thông qua vào tháng 5 tới.

Theo khảo sát, ở một số huyện ngoại thành Hà Nội như: Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức, giá đất những tháng đầu năm có tăng. Tuy nhiên lượng giao dịch thành công không cao. Những thông tin đẩy giá, thổi giá chỉ là chiêu trò của môi giới, người mua nên hết sức cẩn trọng, tránh những thiệt hại về tài sản.

Đất nền tại huyện Hoài Đức cũng từng trải qua đợt sốt nóng-lạnh thất thường do những thông tin quy hoạch, đặc biệt là các tuyến đường vành đai được khởi công. Mới đây, giá đất tại Hoài Đức cũng đang được đồn thổi đang tăng cao, có nơi lên đến cả 160 triệu/m2. Vậy giá đất ở Hoài Đức có thật sự tăng hay chỉ là chiêu trò thổi giá của các nhà trung gian bất động sản?

Trung tâm Phát triển qũy đất huyện Mê Linh vừa phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia tổ chức thành công phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với 30 thửa đất tại điểm X2, tổ dân phố số 4, thị trấn Quang Minh và khu Quán Chợ.

Theo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II và III. Thậm chí cả trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. Quy định mới sẽ không cho phân lô, bán nền tại tổng cộng tới 105 thành phố, thị xã.