Ông Borrell nói ‘quân đội EU’ là kế hoạch không thực tế

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell cho biết EU cần phải tăng cường sức mạnh quân sự và hợp tác nội bộ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ nên mong muốn có một quân đội duy nhất.

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell

Trong cuộc phỏng vấn với nhà báo và người dẫn chương trình truyền hình Christiane Amanpour của CNN hôm 25/3, ông Josep Borrell khẳng định có “sự đồng thuận mạnh mẽ” giữa các thành viên EU về việc tăng cường khả năng phòng thủ của khối, cả về ngành công nghiệp quân sự và lực lượng vũ trang.

“Đây không phải là vấn đề thành lập một quân đội châu Âu duy nhất”, tất cả 27 thành viên EU đều được tự do quyết định chính sách quốc phòng của riêng mình. Thay vào đó, quân đội của các thành viên EU cần phải “tương tác nhiều hơn” để tăng cường khả năng phòng thủ của khối, nhà ngoại giao này lập luận.

Cũng theo ông Borrell, EU nên đặt mục tiêu tạo ra “một trụ cột châu Âu bên trong NATO”, điều này bao gồm việc thúc đẩy mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ trong NATO.

“Chúng ta phải tăng cường năng lực quân sự của mình… Nhưng thật không tưởng khi tin rằng chúng ta sẽ hủy bỏ 27 đội quân để chỉ tạo ra một đội quân duy nhất. Chúng ta cần phải thực tế hơn”, Borrell nói đồng thời cho biết thêm rằng khối này nhận thức rõ về thực tế khắc nghiệt của thế giới hiện đại và đang có những bước chuẩn bị cho phù hợp.

Vào tháng 1, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani đã công khai ủng hộ việc thành lập quân đội chung châu Âu, một ý tưởng đã được tranh luận trong nhiều năm, cho rằng lực lượng này có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và ngăn ngừa xung đột.

Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải sự phản đối của một số thành viên EU, bao gồm Đan Mạch và Ba Lan. Copenhagen lập luận rằng “NATO là nền tảng cho an ninh chung của chúng ta” và quốc phòng vẫn là vấn đề chủ quyền quốc gia. Warsaw nhấn mạnh rằng hành động phòng thủ của EU phải bổ sung cho các nỗ lực của NATO.

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bắt đầu nổ ra, các quốc gia thành viên EU đã tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng, với kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng lên 350 tỷ euro (380 tỷ USD) vào năm 2024. Trong những tuần gần đây, một số nhà lãnh đạo phương Tây cũng kêu gọi khối chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện với Nga mà họ tuyên bố có thể nổ ra trong vòng vài năm tới.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow không có kế hoạch hay lợi ích gì trong việc tấn công các nước NATO. Tuy nhiên, Moscow trong nhiều năm đã bày tỏ lo ngại về việc khối quân sự do Mỹ dẫn đầu mở rộng về phía biên giới của nước này./.

(Theo RT)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đúng 12h00 (giờ Mátxcơva), tức 16h00 chiều nay (7/5), theo giờ Hà Nội, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm.

Sáng ngày 7/5 (theo giờ Việt Nam), trường Đại học Columbia của Mỹ đã công bố một loạt giải thưởng Pulitzer năm 2024 trong các lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản và nghệ thuật. Theo đó, các tòa soạn báo và hãng thông tấn hàng đầu của Mỹ đã chứng kiến một mùa “bội thu” giải thưởng.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh sự ủng hộ đối với các nước Baltic, đồng thời khẳng định Berlin sẽ nỗ lực thực hiện tốt sứ mệnh phòng thủ chung của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Đức đưa ra trong chuyến thăm Litva.

Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Anh và Pháp, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và các quốc gia châu Âu. Theo Đài RT (Nga), Đại sứ Anh Nigel Casey và Đại sứ Pháp Pierre Levy đã đến và ở trong tòa nhà Bộ Ngoại giao Nga lần lượt trong 30 và 40 phút.

Nhóm chiến binh Hamas của Palestine, ngày 6/5, đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn ở Gaza do các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar đưa ra, nhưng Israel cho biết các điều khoản này không đáp ứng được yêu cầu của họ và tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công thành phố Rafah.

Một ngọn núi lửa phun trào hồi đầu tuần tại Indonesia khiến cư dân quanh khu vực phải đi sơ tán và bỏ lại thú nuôi của mình. Rất nhiều tình nguyện viên đang cố gắng giải cứu những động vật bị chủ bỏ rơi này.