Ông Nguyễn Đình Việt làm Chủ tịch tỉnh Sơn La

Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Sơn La đã bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sáng 7/11, HĐND tỉnh Sơn La tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 25 xem xét, thông qua 5 dự thảo nghị quyết về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, năm 2024 và thực hiện quy trình miễn nhiệm và bầu ủy viên UBND tỉnh, quy trình miễn nhiệm và bầu Chủ tịch UBND tỉnh.

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Hoàng Quốc Khánh do được phân công công tác khác; tiến hành bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Đình Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tân Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Đình Việt. Ảnh: Cổng TTĐT Sơn La.

HĐND tỉnh Sơn La đã thực hiện quy trình miễn nhiệm ủy viên UBND tỉnh đối với Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Vân - Uỷ viên UBND tỉnh, nguyên Giám đốc Công an tỉnh - do cấp trên điều động, nhận nhiệm vụ công tác khác và bầu ủy viên UBND tỉnh đối với Đại tá Đặng Trọng Cường - Giám đốc Công an tỉnh Sơn La.

Trước đó, ngày 5/11, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư điều động, chỉ định ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ông Nguyễn Đình Việt, sinh năm 1977, tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; là Thạc sĩ Thương mại, Quản trị kinh doanh; cao cấp Lý luận chính trị.

Trước khi điều động lên Sơn La, ông là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV.

Quang cảnh kỳ họp. Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN.

Ông Nguyễn Đình Việt nguyện sẽ nỗ lực, cố gắng, không ngừng học hỏi, tận tâm, tận lực, phát huy kiến thức, khả năng, kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác, nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp mà các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, cùng các cấp lãnh đạo tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh, chương trình hành động của Tỉnh ủy cũng như các nghị quyết của HĐND.

Trong số đó, ưu tiên tạo đột phá phát triển nhanh đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông; phát huy tiềm năng, lợi thế, điều kiện tự nhiên phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và công nghiệp chế biến.

Đồng thời, phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên, giá trị văn hóa truyền thống nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Ông cũng bày tỏ sẽ giữ gìn, phát huy những thành tựu và kết quả đạt được qua các thời kỳ, tiếp tục đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa trong nhiệm kỳ 2021 - 2026; góp phần xây dựng Sơn La ngày càng giàu đẹp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, các chợ truyền thống tại Hà Nội đang bộc lộ nhiều bất cập về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), hạ tầng xuống cấp.

Sáng nay, 10/12, HĐND Thành phố bước vào ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ 20, HĐND Thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 3 ngày tới, trời miền Bắc sẽ đỡ rét. Tuy nhiên trong tuần này, một đợt không khí lạnh khác sẽ tăng cường xuống nước ta.

Ngày 9/12, HĐND thành phố Hà Nội đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 20 - kỳ họp thường kỳ cuối năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.

Trước nhiều luồng ý kiến trái chiều về chủ trương thí điểm tuyến vận tải mới từ Bến xe Lào Cai, Sa Pa về Bến xe Giáp Bát và Bến xe Nước Ngầm không hoạt động vào những khung giờ cao điểm, đại diện các cơ quan chức năng khẳng định, việc xem xét cho phép được thí điểm tuyến mới “đảm bảo không phá vỡ luồng vận tải”.

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá.