Ông Trump ám chỉ can thiệp quân sự Trung Đông, châu Mỹ

Trong cuộc họp báo ở Florida, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ám chỉ khả năng can thiệp quân sự vào châu Mỹ và Trung Đông, bên cạnh việc thảo luận các vấn đề khác trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của ông.

Cuộc họp báo lớn diễn ra hôm thứ ba, ngày 7/1, một ngày sau khi Quốc hội Mỹ chính thức chứng nhận chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 năm ngoái. Tổng thống đắc cử Mỹ Donal Trump đã nhắc đến một số vấn đề trong nước, hứa sẽ dỡ bỏ các hạn chế về môi trường và ân xá cho những người ủng hộ đã xông vào Điện Capitol Mỹ vào ngày 6/1/2021.

Nhưng tuyên bố quan trọng nhất của ông liên quan đến chính sách đối ngoại của mình. Tổng thống đắc cử Donal Trump đã vạch ra một tầm nhìn sâu rộng và sẽ gây ảnh hưởng tới các nước trên thế giới. Ông cũng nhắc lại rằng ông muốn Mỹ nắm quyền kiểm soát Kênh đào Panama, Greenland và Canada, đồng thời nhấn mạnh "mọi thảm họa sẽ bùng phát" nếu các tù nhân bị giam giữ ở Gaza không được thả trước khi ông nhậm chức.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida. Nguồn: AP

Trong cuộc trao đổi với các phóng viên, khi được hỏi liệu ông có loại trừ việc sử dụng sức mạnh quân sự hay ép buộc kinh tế để kiểm soát Kênh đào Panama hay lãnh thổ Greenland của Đan Mạch hay không. Nhưng ông đã bác bỏ.

“Tôi sẽ không cam kết điều đó”, ông Trump nói. Sau đó, ông chuyển sang Kênh đào Panama, tuyến đường thương mại chính nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. "Bạn có thể phải làm gì đó. Kênh đào Panama rất quan trọng đối với đất nước chúng tôi".

Sau đó, ông nói thêm: "Chúng tôi cần Greenland vì lý do an ninh quốc gia".

Lãnh đạo Greenland Mute Egede và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đều loại trừ khả năng giao hòn đảo Bắc Cực rộng lớn này cho Mỹ kiểm soát.

Bất chấp lời đe dọa của ông Trump sẽ lấy lại Kênh đào Panama, Panama nói rằng kênh đào mãi mãi thuộc về đất nước họ.

Chính phủ Panama cũng khẳng định rằng kênh đào luôn là của Panama kể từ khi Mỹ từ bỏ quyền kiểm soát vào năm 1999 theo một hiệp ước được đàm phán với cố Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.

Ý định táo bạo với Canada

Ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về ý định của mình đối với Canada, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Canada có chung đường biên giới dài 8.891 km với Mỹ và trong những tuần gần đây, ông Trump đã đề xuất rằng Canada nên trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nhanh chóng phản hồi về triển vọng này trên mạng xã hội. Ông Trudeau viết: “Khả năng để Canada trở thành một phần của Mỹ là cực kỳ mong manh”.

Trong khi đó, ông Trump nhắc lại cam kết áp đặt "thuế quan lớn" đối với Mexico và Canada nếu họ không chấp nhận yêu cầu ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và buôn bán ma túy vào Mỹ. Ông Trump trước đó đã đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với hai nước, bất chấp các nhà kinh tế cảnh báo rằng một cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ ở Bắc Mỹ.

Trong một lần nhắc về việc thay đổi bản đồ khu vực, ông Trump nói rằng Vịnh Mexico nên được đặt tên là “Vịnh Mỹ”. Cái tên "nghe có vẻ đẹp", ông nói với giọng châm biếm.

Thảm họa sắp xảy ra

Ông Trump đã dành phần lớn thời gian để thảo luận về cuộc chiến của Israel ở Gaza - cuộc xung đột đã giết chết hơn 45.885 người Palestine và làm dấy lên lo ngại về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Tổng thống đắc cử đã gọi Steve Witkoff, người được ông đề cử làm đặc phái viên tại Trung Đông, lên bục để cung cấp thông tin cập nhật về các cuộc đàm phán. Ông Steve Witkoff,  một nhà đầu tư bất động sản không có kinh nghiệm về chính sách đối ngoại, đã tham gia vào các cuộc đàm phán ngừng bắn gần đây ở Trung Đông.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ( trái) và Thủ tướng Israel Netanyahu.

“Tôi nghĩ chúng tôi đã đạt được một số tiến bộ rất tốt và tôi thực sự hy vọng rằng vào thời điểm lễ nhậm chức, chúng tôi sẽ có thể thay mặt Tổng thống công bố một số tin tốt”, ông Steve Witkoff nói trong bài phát biểu ngẫu hứng.

Nhưng tổng thống đắc cử đã có lập trường cứng rắn hơn, tập trung vào việc thả những con tin còn lại bị Hamas bắt giữ sau cuộc tấn công vào miền nam Israel vào ngày 8/10/2023. Israel ước tính Hamas vẫn đang giam giữ khoảng 100 người.

Ông Trump hứa rằng nếu Hamas không thả con tin vào thời điểm ông nhậm chức thì Trung Đông sẽ rơi vào "thảm họa".

Một số nhà quan sát phân tích tuyên bố của ông Trump là một lời đe dọa rằng Mỹ có thể can thiệp quân sự vào Gaza, một ranh giới mà Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden đã từ chối vượt qua bất chấp viện trợ quân sự cho Israel tăng vọt.

Chính sách Syria

Khi được hỏi về tương lai của quân đội Mỹ ở Syria, ông Trump thường đưa ra câu trả lời khá mơ hồ. Lầu Năm Góc cho biết khoảng 2.000 quân nhân Mỹ vẫn ở Syria trong sứ mệnh ngăn chặn nhóm phiến quân IS.

Nhưng sau khi cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ vào đầu tháng 12 năm ngoái, các câu hỏi đã được đặt ra về sự can dự lâu dài của Mỹ vào Syria. Mỹ đã hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo kể từ năm 2014 khi cuộc nội chiến trên nhiều mặt trận nổ ra ở Syria. Nhưng sự hỗ trợ đó khiến Washington mâu thuẫn với đồng minh NATO là Thổ Nhĩ Kỳ, vốn coi Đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG), chủ yếu gồm các thành viên của Lực lượng Dân chủ Syria, là một "tổ chức khủng bố".

Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của mình, ông Trump đã nêu ra khả năng rút quân Mỹ khỏi Syria. Mới tháng 12 năm ngoái, ông đã đăng trên nền tảng "Truth Social" của mình rằng Mỹ không nên liên quan gì đến Syria. Nhưng tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, ông tỏ ra mơ hồ về sự can dự của Mỹ trong tương lai vào Syria. Thay vào đó, ông dành nhiều lời khen ngợi cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, gọi ông là "người bạn" và "người đàn ông rất thông minh".

Mỹ tuyên bố tạm thời sẽ nới lỏng một số lệnh trừng phạt đối với Syria

Một số nhà phân tích suy đoán rằng ông Trump có thể sẵn sàng hơn các tổng thống Mỹ trước đây trong việc giao cuộc chiến chống IS cho Thổ Nhĩ Kỳ.

NATO sẽ trả nhiều tiền hơn

Ông Trump nhắc tới các đồng minh NATO khác, nói rằng 32 thành viên của liên minh xuyên Đại Tây Dương nên tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% tổng sản phẩm quốc nội của họ. Đây là mức tăng đáng kể so với mục tiêu tối thiểu hiện tại là 2%.

Ông Trump thường cáo buộc các thành viên NATO không chi tiêu đủ trong lĩnh vực này và đề nghị buộc các thành viên rút lui nếu không chi tiêu đủ. Có một giai thoại về ông Trump nói rằng ông từng so sánh các đồng minh NATO với những người chậm trả hóa đơn: "Nếu bạn chậm thanh toán các hóa đơn của mình, chúng tôi sẽ không bảo vệ bạn".

Lời đe dọa của ông Trump được đưa ra khi NATO ngày càng trở nên quan trọng, kể từ khi Nga bắt đầu các hoạt động quân sự tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Ông Trump từ lâu đã khẳng định xung đột Nga - Ukraine sẽ không nổ ra nếu ông là Tổng thống. Trong cuộc họp diễn ra vào thứ Ba, ông Trump một lần nữa hứa sẽ thúc đẩy một giải pháp nhanh chóng cho vấn đề Nga - Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề nghị Tòa án Tối cao ngăn chặn tòa án bang New York tuyên án ông vào ngày 10/1 tới. Động thái được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi yêu cầu tương tự của ông Trump bị tòa án tại New York bác bỏ.

Những ngày qua, Elon Musk, ông chủ sở hữu mạng xã hội X, hãng xe điện Tesla và sắp tới là thành viên trong chính quyền Trump, liên tục bày tỏ lập trường về các chủ đề liên quan đến chính trị nội bộ của nhiều nước lớn ở châu Âu.

Theo Henley Passport Index, công dân Singapore được miễn thị thực khi đến 195 trong số 227 điểm đến trên toàn thế giới, nhiều hơn công dân của bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh.

Ít nhất 5 người thiệt mạng và khoảng 100 nghìn người phải sơ tán khi các đám cháy rừng ở bang California của Mỹ vẫn chưa được kiểm soát.

Ông Sam Altman, Giám đốc điều hành hãng công nghệ OpenAI vừa lên tiếng bác bỏ cáo buộc lạm dụng tình dục em gái ruột. Trong đơn kiện được nộp lên tòa án liên bang tại bang Missouri vào ngày 8/1, Ann Altman cáo buộc anh trai đã lạm dụng tình dục cô trong suốt gần một thập kỷ, khi cả hai còn nhỏ.

Greenland không có tham vọng trở thành một bang của Mỹ và cũng không phải để bán. Đó là câu trả lời của giới chức Đan Mạch và người dân Greenland sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố muốn mua vùng lãnh thổ này.