Ông Trump sẽ kết thúc xung đột Nga – Ukraine thế nào?
Các đề xuất do ba cố vấn chủ chốt của Tổng thống đắc cử Mỹ, trong đó có phái viên sắp tới về Nga-Ukraine, Trung tướng Lục quân đã nghỉ hưu Keith Kellogg, đưa ra có một số điểm chung là việc loại bỏ khả năng gia nhập NATO của Ukraine.
Các cố vấn của ông Trump được cho là sẽ cố gắng thuyết phục cả Moscow và Kiev ngồi vào bàn đàm phán bằng cách sử dụng chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt”. Theo đó, Mỹ sẽ dừng viện trợ quân sự cho Ukraine nếu nước này không đồng ý đồng ý đàm phán, nhưng sẽ tăng viện trợ nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối thương lượng.
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Donald Trump từng nhiều lần cam kết sẽ chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần ba năm qua trong vòng 24 giờ ngay sau lễ nhậm chức vào ngày 20/1/2025 hoặc sớm hơn. Tuy nhiên, ông không nói rõ sẽ thực hiện điều đó như thế nào.
Các nhà phân tích và cựu quan chức an ninh quốc gia bày tỏ nghi ngờ sâu sắc rằng ông Trump có thể thực hiện được lời cam kết này vì tính phức tạp của cuộc xung đột. Tuy nhiên, xét về tổng thể, các tuyên bố của các cố vấn cho thấy những nét tiềm năng của kế hoạch hòa bình của ông Trump.
Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực và ngày càng mất nhiều lãnh thổ hơn. Đây có thể là yếu tố thúc đẩy Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky ngồi vào bàn đàm phán. Mặc dù vẫn giữ ý định gia nhập NATO, nhưng tuần này ông Zelensky đã nói rằng Ukraine phải tìm ra giải pháp ngoại giao để giành lại một số vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát.
Tuy nhiên, thuyết phục Nga đồng ý tham gia đàm phán cũng sẽ là bài toán khó với nước Mỹ khi hiện tại Moscow đang chiếm ưu thế trước Ukraine trên chiến trường. “Ông Putin không vội”, ông Eugene Rumer, cựu chuyên gia phân tích tình báo hàng đầu của Mỹ về Nga hiện đang làm việc tại Viện nghiên cứu Carnegie Endowment for International Peace, cho biết.
Theo ông Rumer, nhà lãnh đạo Nga dường như vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ các điều kiện của mình để đạt được một lệnh ngừng bắn và các cuộc đàm phán hoà bình. Những điều kiện đó bao gồm Ukraine phải từ bỏ mục tiêu gia nhập NATO và nhượng lại 4 tỉnh mà Nga đã sáp nhập nhưng chưa kiểm soát hoàn toàn. Ukraine đã bác bỏ yêu cầu này.
Ông Rumer nhận định có khả năng Tổng thống Nga Putin muốn giành thêm lợi thế và chờ xem ông Trump có thể đưa ra nhượng bộ gì để thuyết phục ông ngồi vào bàn đàm phán hay không.
Tháng 5 vừa qua, Reuters đưa tin rằng Tổng thống Nga Putin đã sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột bằng một lệnh ngừng bắn được đàm phán. Theo đó, Moscow yêu cầu Kiev công nhận các tiền tuyến hiện tại nhưng cũng khẳng định sẵn sàng tiếp tục chiến đấu nếu Kiev và phương Tây không đáp lại yêu cầu này.
Ngoài bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga từ năm 2014, Nga hiện đang kiểm soát khoảng 80% diên tích Donbas - bao gồm Donetsk và Luhansk - cũng như hơn 70% diện tích Zaporizhzhia và Kherson, và một phần nhỏ của các vùng Mykolaiv và Kharkov.
Có nhiều hơn một kế hoạch
Cho đến tuần trước, ông Donald Trump vẫn chưa triệu tập một nhóm công tác để đưa ra kế hoạch hòa bình cho xung đột Nga - Ukraine, theo 4 cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ. Thay vào đó, một số cố vấn đã đưa ra ý tưởng với nhau tại các diễn đàn công khai và - trong một số trường hợp - với ông Trump, họ cho biết.
Cuối cùng, một thỏa thuận hòa bình có thể sẽ phụ thuộc vào sự tham gia trực tiếp của ông Donald Trump, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết “không thể bình luận về các tuyên bố riêng lẻ nếu không có ý tưởng về toàn bộ kế hoạch”.
Người phát ngôn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, bà Karoline Leavitt, lưu ý rằng ông Trump đã nói rằng ông ấy “sẽ làm những gì cần thiết để khôi phục hòa bình và xây dựng lại sức mạnh cũng như khả năng răn đe của Mỹ trên thế giới”.
Một đại diện của ông Trump đã không trả lời ngay lập tức câu hỏi về việc liệu Tổng thống đắc cử Mỹ vẫn có kế hoạch giải quyết cuộc xung đột trong vòng một ngày sau khi nhậm chức hay không.
Chính phủ Ukraine đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Một cựu quan chức an ninh quốc gia của ông Trump tham gia vào quá trình chuyển giao cho biết có ba đề xuất chính, gồm kế hoạch của ông Kellogg, đề xuất từ Phó Tổng thống đắc cử JD Vance và một đề xuất khác do ông Richard Grenell, cựu Giám đốc tình báo tạm quyền của ông Trump đưa ra.
Kế hoạch của ông Kellogg, cũng nhận được sự ủng hộ của cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Fred Fleitz, đã được trình lên ông Donald Trump vào đầu năm nay. Kế hoạch này kêu gọi đóng băng các chiến tuyến hiện tại.
Ông Trump sẽ cung cấp thêm vũ khí cho Kiev chỉ khi họ đồng ý đàm phán hòa bình. Đồng thời, nhà lãnh đạo Mỹ cũng sẽ cảnh báo Moscow rằng ông sẽ tăng viện trợ cho Ukraine nếu Nga từ chối đàm phán. Tư cách thành viên NATO của Ukraine sẽ bị tạm dừng. Ukraine cũng sẽ nhận được các đảm bảo an ninh của Mỹ, có thể bao gồm việc tăng nguồn cung cấp vũ khí sau khi đạt được thỏa thuận.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 với Times Radio, một đài phát thanh kỹ thuật số của Anh, ông Sebastian Gorka, một trong những người được đề cử giữ chức phó cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền sắp tới của ông Trump, cho biết Tổng thống đắc cử Mỹ đã nói với ông rằng ông ấy sẽ buộc Tổng thống Putin phải đàm phán bằng cách đe dọa sẽ chuyển giao vũ khí chưa từng có cho Ukraine nếu ông Putin từ chối.
Trong khi đó, Phó Tổng thống đắc cử JD Vance đã đưa ra một ý tưởng riêng vào tháng 9. Ông Vance nói với người dẫn chương trình podcast của Mỹ Shawn Ryan rằng một thỏa thuận có khả năng sẽ bao gồm một khu phi quân sự tại các tiền tuyến hiện tại. Khu vực này sẽ được bảo vệ nghiêm ngặt để ngăn chặn các cuộc xâm nhập tiếp theo của Nga. Đề xuất của ông Vance từ chối trao cho Kiev tư cách thành viên NATO.
Trong khi đó, ông Grenell, cựu Đại sứ Mỹ tại Đức, đã ủng hộ việc thành lập “các khu tự trị” ở miền đông Ukraine trong một cuộc họp bàn tròn của Bloomberg vào tháng 7 nhưng không giải thích thêm. Ông cũng cho rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine không phục vụ lợi ích của Mỹ.
Ông Grenell, người vẫn chưa chắc chắn có được một vị trí trong chính quyền mới sắp tới, nhưng vẫn được ông Trump lắng nghe về các vấn đề châu Âu, một cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao của ông Trump nói với Reuters.
Người đó cho biết ông Grenell là một trong số ít người tham dự cuộc họp vào tháng 9 tại New York giữa ông Trump và ông Zelensky.
Khả năng bị đảo ngược
Các đề xuất có thể sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ Tổng thống Ukraine Zelenskiy, người đã đưa lời mời gia nhập NATO vào “Kế hoạch Chiến thắng” của mình, các nhà phân tích và cựu quan chức an ninh quốc gia cho biết.
Tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine đã gửi một lá thư cho các đối tác NATO, trong đó thúc giục họ đưa ra lời mời Kiev gia nhập liên minh tại cuộc họp của các ngoại trưởng NATO diễn ra hôm 3/12.
Một số đồng minh châu Âu đã bày tỏ mong muốn tăng cường viện trợ cho Ukraine và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Kiev. Điều này có thể khiến ông Donald Trump mất đi một số đòn bẩy để thúc đẩy Kiev ngồi vào bàn đàm phán.
Mặt khác, kế hoạch của ông Kellogg, xoay quanh việc tăng viện trợ cho Ukraine nếu Tổng thống Nga Putin không tham gia đàm phán, có thể phải đối mặt với sự phản đối tại Quốc hội, khi một số đồng minh thân cận nhất của ông Trump lâu nay vẫn phản đối việc tăng viện trợ quân sự cho quốc gia Đông Âu này.
“Tôi không nghĩ bất kỳ ai có kế hoạch thực tế nào để chấm dứt cuộc xung đột”, ông Rumer, một cựu sĩ quan tình báo Mỹ, cho biết.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sẽ có bài phát biểu quan trọng trước công chúng vào ngày 12/12 nhằm điểm lại những hoạt động quan trọng của Chính phủ do bà lãnh đạo trong 3 tháng qua, đồng thời làm rõ các định hướng chính sách quan trọng của Thái Lan trong năm 2025.
Theo dịch vụ lập bản đồ DeepState, lực lượng Nga hiện chỉ còn cách ngoại ô thành phố Pokrovsk quan trọng ở miền đông Ukraine 3km sau khi tiến quân nhanh chóng trong ngày 11/12.
Trên những cánh đồng ở Manouba, Tunisia, những người nông dân đang chăm sóc những bông hoa tím chứa một trong những loại gia vị quý giá nhất thế giới - nghệ tây, thường được gọi là “vàng đỏ”. Họ là người tiên phong trong ngành nghệ tây còn non trẻ ở Tunisia.
Ngày 11/12, Bộ trưởng Người tị nạn trong chính quyền Taliban ở Afghanistan, ông Khalil Ur-Rahman Haqqani, đã thiệt mạng trong vụ nổ xảy ra tại trụ sở bộ ở thủ đô Kabul của nước này.
Ngày 11/12, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nhấn mạnh Nga đã hỗ trợ Syria chống khủng bố và ổn định tình hình sau năm 2015. Tuy nhiên, các động thái tiếp theo sau đó phụ thuộc vào chính phủ Syria.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết, các cuộc đàm phán hòa bình về cuộc xung đột tại Ukraine có thể bắt đầu vào mùa đông năm 2024.
0