Ông Zelensky chào đón NATO đưa quân đến Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ý mong muốn chào đón quân đội phương Tây vào Ukraine trong khuôn khổ thỏa thuận an ninh tiềm năng nhằm chấm dứt chiến tranh với Nga.

Trong bài đăng trên Telegram hôm thứ Hai, ông Zelensky nhấn mạnh rằng, đợt triển khai này sẽ đánh dấu bước tiến trên con đường Ukraine gia nhập liên minh quân sự NATO.

Bình luận của ông Zelesky được đưa ra trong khi Ukraine đang điều hướng ngoại giao tế nhị, trong bối cảnh cuộc tấn công của Nga đang diễn ra ác liệt hơn với những bước tiến đều đặn trên chiến trường. Những nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt cuộc xung đột quan trọng nhất của châu Âu kể từ Thế chiến II vẫn tiếp tục, với Nga nắm thế thượng phong trên chiến trường.

Nga nắm thế thượng phong trên chiến trường

Liệu quân đội phương Tây có thể leo thang xung đột?

Sự hiện diện của quân đội phương Tây tại Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về sự leo thang. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề xuất phương án này vào đầu năm nhưng không nêu chi tiết các quốc gia có thể tham gia, viện cớ sự "mơ hồ về mặt chiến lược". Đức và Ba Lan đã nhanh chóng bác bỏ ý tưởng này.

Tham vọng của Ukraine trong việc gia nhập NATO cũng vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Trong khi các nhà lãnh đạo NATO tuyên bố Ukraine đang trên hành trình "không thể đảo ngược" để trở thành thành viên của khối, nhưng liên minh này vẫn chưa đưa ra lời mời chính thức.

Các thành viên chủ chốt bao gồm Mỹ và Đức đã bày tỏ lo ngại về việc chấp nhận Ukraine trong khi nước này vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với Nga. Một trở ngại là vấn đề biên giới của Ukraine. Với khoảng ⅕ đất nước bị lực lượng Nga kiểm soát, việc xác định nghĩa vụ phòng thủ chung của NATO là một thách thức.

Khả năng Ukraine gia nhập liên minh quân sự NATO gồm 32 quốc gia và quân đội phương Tây được đồn trú trên lãnh thổ của nước này đã trở thành những vấn đề gây chia rẽ và tranh cãi sâu sắc kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga bắt đầu vào ngày 24/2/2022.

Liệu sự ủng hộ của Mỹ có tiếp tục dưới thời Trump?

Khi chính quyền Tổng thống Biden chạy đua để đảm bảo viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, câu hỏi đặt ra là liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có duy trì hỗ trợ quân sự và tài chính hay không cho Ukraine không. Ông Trump đã gặp Tổng thống Zelensky tại Paris vào thứ Bảy, đã kêu gọi ngừng bắn nhưng chỉ đưa ra ít thông tin chi tiết.

Ông Trump đã gặp Tổng thống Zelensky tại Paris

Nói về cuộc gặp này, ông Trump cho biết: "Ông ấy muốn có lệnh ngừng bắn. Ông ấy muốn có hòa bình. Chúng tôi đã không nói về các chi tiết". Ông Trump tiết lộ: "Tôi đang xây dựng một khái niệm về cách chấm dứt cuộc chiến vô lý đó".

Trong khi đó, ông Zelensky bày tỏ lòng biết ơn đối với Tổng thống sắp mãn nhiệm Joe Biden vì khoản viện trợ quân sự gần đây của Mỹ trị giá gần 1 tỷ đô la. Ông cũng nhắc lại mong muốn của Ukraine về một giải pháp ngoại giao. "Ukraine muốn chấm dứt cuộc chiến này hơn bất kỳ ai khác. Không nghi ngờ gì nữa, một giải pháp ngoại giao sẽ cứu được nhiều mạng người. Chúng tôi thực sự tìm kiếm điều đó", ông Zelensky đăng trên X.

Đức bất đồng về viện trợ quân sự

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và đối thủ chính trị của ông là Friedrich Merz vẫn bất đồng về chính sách đối với Ukraine. Ông Scholz đã từ chối gửi tên lửa tầm xa Taurus, với lý do lo ngại sẽ gây ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn. Ngược lại, lãnh đạo phe đối lập Merz đã đề xuất trang bị cho Ukraine để nhắm trực tiếp vào các căn cứ quân sự của Nga.

Ông Merz phát biểu trong chuyến thăm Kiev: "Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng… chúng tôi muốn đem lại cho quân đội của các bạn khả năng có thể tiếp cận các căn cứ quân sự ở Nga".

Hiện khối Liên minh trung hữu của ông đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​của Đức, ông Merz có thể định hình lại cách tiếp cận của Đức nếu thắng cử vào tháng 2/2025.

Lãnh đạo phe đối lập Đức thăm Kiev

Đức là nước cung cấp hỗ trợ tài chính và quân sự lớn thứ hai cho Ukraine và là nơi tiếp nhận nhiều người tị nạn chiến tranh Ukraine (hơn 1 triệu người) - nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Với những câu hỏi về khả năng tiếp nhận người tị nạn của Ukraine và nền kinh tế đang suy thoái, chính phủ đang chịu áp lực từ các đảng dân túy đặt câu hỏi về việc tiếp tục hỗ trợ cho Kiev. Ông Scholz, ngày càng định vị mình là ứng cử viên hòa bình, đã cảnh báo về ý đồ của ông Merz nhằm leo thang căng thẳng với một nước Nga có vũ khí hạt nhân.

Ukraine "có thể cân nhắc" đề xuất của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài trên lãnh thổ của mình nhưng chỉ sau khi hiểu rõ về mốc thời gian gia nhập NATO - Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết sau cuộc gặp với lãnh đạo phe đối lập Đức Friedrich Merz vào ngày 9/12.

Ông Zelensky cũng cho biết ông có kế hoạch gọi điện cho Tổng thống Mỹ Joe Biden để thảo luận về lời mời gia nhập NATO cho Ukraine.

Ông Zelensky cho biết sau cuộc hội đàm với lãnh đạo đối lập Đức Merz tại Kiev: "Chúng tôi có thể nghiên cứu đề xuất của ông Emmanuel (Macron). Ông ấy đề xuất rằng quân đội của quốc gia này hay quốc gia kia có thể hiện diện trên lãnh thổ Ukraine để đảm bảo an ninh trong khi Ukraine không tham gia NATO".

Theo các báo cáo gần đây trên truyền thông, Vương quốc Anh và Pháp đang cân nhắc việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine sau khi đạt được lệnh ngừng bắn. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cũng không loại trừ khả năng này. Ông Merz gọi tuyên bố của Baerbock là vô trách nhiệm, nói rằng chấm dứt chiến tranh hiện là vấn đề cấp bách nhất.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock

Quân đội châu Âu giám sát tình hình hậu chiến ở quốc gia này được cho là đã được đưa vào kế hoạch hòa bình của nhóm Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. "Nhưng trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ khi nào Ukraine sẽ gia nhập EU và NATO", ông Zelensky bình luận.

Các quan chức Ukraine nhấn mạnh rằng, tư cách thành viên NATO là con đường duy nhất hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài. Trong khi thừa nhận rằng, đất nước này không thể trở thành thành viên đầy đủ trong bối cảnh chiến tranh toàn diện đang diễn ra, Kiev đã yêu cầu các đồng minh ít nhất hãy đưa ra lời mời ngay bây giờ như một tín hiệu ủng hộ rõ ràng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các đơn vị thuộc Nhóm tác chiến phía Bắc của Nga tiếp tục cuộc tấn công, kiểm soát các khu định cư Daryino và Plyokhovo ở Khu vực Kursk, Bộ Quốc phòng Nga đưa tin. Lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 200 quân ở khu vực Kursk trong ngày qua.

Giới chức Sudan cho biết đã có ít nhất 176 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trên khắp lãnh thổ nước này.

Các quan chức cấp cao của Mỹ tiết lộ với NBC News rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc xóa tên tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk vừa nêu nhận định về thời điểm các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra, khi Warsaw chuẩn bị đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU vào tháng 1/2025.

Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc ngày càng sâu sắc. Người dân Hàn Quốc tự hỏi ai sẽ là người điều hành chính phủ và cả quân đội vào thời điểm Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách đối ngoại. Những thách thức đó bao gồm căng thẳng ngày càng tăng với Triều Tiên và hoạt động ngoại giao tế nhị cần thiết với đồng minh Mỹ khi lễ nhậm chức của ông Donald Trump đang đến gần.

Cơ quan quản lý cải tạo Hàn Quốc cho biết cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun đã cố gắng tự tử tại cơ sở giam giữ ở phía đông Seoul nhưng bất thành.