OpenAI ngừng dùng giọng nói ChatGPT giống giọng Scarlett Johansson

OpenAI đã ngừng sử dụng giọng nói ChatGPT có tên Sky sau khi diễn viên Scarlett Johansson lên tiếng cho rằng Sky bắt chước giọng nói của cô.

Đại diện công ty OpenAI khẳng định đó là giọng nói tự nhiên của một nữ diễn viên chuyên nghiệp khác, nhưng OpenAI không thể chia sẻ tên của chủ nhân giọng nói đó vì lý do riêng tư.

Mặc dù vậy, đại diện của OpenAI cũng thừa nhận sự giống nhau giữa giọng nói của trợ lý ảo Sky và giọng lồng tiếng của Scarlet Johansson trong phim “Her".

Nữ diễn viên Scarlett Johansson.

Scarlet Johansson cho biết vào tháng 9 năm ngoái, ông Sam Altman, Giám đốc điều hành của công ty OpenAI, đã liên hệ với cô và đề nghị cho phép họ sử dụng giọng nói của cô cho một trợ lý ảo.

Đây là lần thứ hai ông Sam Altman đưa ra đề nghị này, nhưng cô đều từ chối. Tuy nhiên, OpenAI vẫn sử dụng giọng nói giống hệt của cô. Vì vậy, Scarlett Johansson đã thuê luật sư và yêu cầu OpenAI ngừng sử dụng giọng nói giống của cô cho nhân vật Sky.

Sam Altman, Giám đốc điều hành của công ty OpenAI.

OpenAI đang ở thời điểm quan trọng khi chuẩn bị cung cấp trợ lý giọng nói cho khách hàng với sự hỗ trợ từ công nghệ mới nhất của mình, được gọi là GPT-4o.

Ông Sam Altman khẳng định: "Chúng tôi chọn diễn viên lồng tiếng cho Sky trước khi tiếp cận cô Johansson. Tuy nhiên, để tôn trọng cô Johansson, chúng tôi đã tạm dừng sử dụng giọng nói của Sky trong các sản phẩm của mình. Chúng tôi xin lỗi cô Johansson vì đã không thông báo rõ hơn".

Scarlett Johansson là người nổi tiếng mới nhất cáo buộc OpenAI sử dụng tác phẩm sáng tạo mà không được phép. Trong năm qua, OpenAI đã bị các tác giả, diễn viên và báo chí kiện vì vi phạm bản quyền, bao gồm cả Hiệp hội Tác giả Mỹ và The New York Times.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Những người đam mê Apple tại hai quốc gia tỷ dân Trung Quốc và Ấn Độ đã kiên nhẫn xếp hàng chờ hàng chục tiếng đồng hồ bên ngoài một cửa hàng Apple để tận tay sở hữu dòng điện thoại đời mới hiện đại nhất của hãng.

Theo Báo cáo Khởi nghiệp GenAI ASEAN vừa được công bố chiều ngày 19/9, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành trung tâm phát triển trí tuệ nhân tạo tạo sinh của khu vực.

Nhật Bản mới đây đã phát triển thành công một robot khổng lồ, có khả năng hỗ trợ việc sửa chữa trong lĩnh vực đường sắt, giúp giảm thiểu tai nạn xảy ra trong quá trình bảo trì đường sắt.

Nguyễn Hà Đông, nhà sáng lập của tựa game Flappy Bird, đã chính thức lên tiếng bác bỏ mọi liên quan đến phiên bản tái phát hành dự kiến vào năm 2025, đặc biệt là những thông tin về tiền điện tử.

Những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi ở khu vực châu Á và trở thành một trong những thị trường tiềm năng của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

Sáng 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội, quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia.