Paris nỗ lực hành động sáng tạo bảo vệ môi trường
Tại Pháp, chính quyền thủ đô Paris đang nỗ lực phủ xanh không gian đô thị với kế hoạch “thành phố rừng”. Theo đó Paris sẽ tạo ra hoặc mở rộng thêm 300 ha không gian xanh” để đạt được khuyến nghị 10 m2 không gian xanh cho mỗi người dân của Tổ chức Y tế Thế giới.
Paris, Pháp triển khai kế hoạch thành phố rừng
Các công nhân công ty cây xanh đô thị của Paris đang trồng cây trên một bùng binh đông đúc xe cộ qua lại. Khu "rừng đô thị" này là một phần trong kế hoạch kéo dài nhiều năm của chính quyền thành phố nhằm biến thủ đô nước Pháp thành một thành phố của những khu vườn.
Mùa đông này, thành phố Paris sẽ trồng 478 cây trên quảng trường Catalogne gần ga xe lửa Montparnasse trong một dự án hàng đầu của thị trưởng thành phố Paris bà Anne Hidalgo nhằm giảm tiếng ồn, ô nhiễm và tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Bùng binh được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Tây Ban Nha Ricardo Bofill vào giữa những năm 80. Trong nhiều thập kỷ , bùng binh nằm trên một đại lộ tấp nập ô tô, nhưng trong những năm gần đây, đại lộ này đã được chuyển đổi thành giao lộ thân thiện với xe đạp và cũng là điểm khởi đầu của một tuyến đường xanh dành cho xe đạp dẫn tới vùng ngoại ô phía Nam thành phố.
Tòa thị chính Paris cho biết, theo “Kế hoạch cây xanh” được thông qua vào năm 2021, sẽ có khoảng mười công viên được thành lập hoặc mở rộng. Vào mùa đông năm ngoái, thành phố đã trồng được 25.000 cây. Bên cạnh đó, thành phố cũng đưa ra những quy định mới để bảo tồn thảm thực vật hiện có, trong đó có quy định tăng thuế chặt cây lên 32%. Khoản thuế này sẽ được đầu tư cho tái trồng rừng đô thị.
Paris cũng đã giảm không gian dành cho ô tô trong thành phố, tăng phí đỗ xe và loại bỏ dần ô tô diesel khỏi trung tâm thành phố.
Ngoài trồng rừng, Paris cũng đưa ra những kế hoạch khác nhằm chống ô nhiễm môi trường. Kế hoạch mới nhất của thành phố là đưa những chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) cỡ lớn ra khỏi trung tâm thành phố. Cuộc trưng cầu dân ý dự kiến diễn ra vào ngày 4 tháng 2 năm 2024. Trước đó vào tháng 4 vừa qua, Paris cũng đã kêu gọi người dân thành phố bỏ phiếu về việc cấm sử dụng xe scooter điện trên đường phố.
Biến lốp xe thành pin xe điện
Lốp xe được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, vải và dây kim loại, cũng như các loại hóa chất và phụ gia khác. Khi lốp xe bị loại bỏ và không được tái chế, những vật liệu này sẽ bị mất và không thể phục hồi. Công ty T-Phite, một chi nhánh của Phòng thí nghiệm Sustrend ở Chile đã thử nghiệm quy trình tái chế lốp xe giúp giải quyết vấn đề đang gây nhức nhối đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô hiện đại, biến những chiếc lốp xe hết hạn sử dụng thành pin ithium-ion bền vững hơn.
Quy trình tái chế của công ty T-Phite bao gồm tinh chế cacbon đen thu hồi sau khi nhiệt phân lốp xe cũ thành cacbon cứng grafit. Đây là một thành phần thiết yếu để chế tạo cực dương của pin lithium-ion. Có khoảng 29 triệu tấn lốp xe ô tô hết hạn sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới. Số lượng này nhiều tới mức có thể bao phủ toàn bộ thủ đô Washington DC của Mỹ. Xu hướng sử dụng xe điện nhiều hơn càng làm con số này tăng nhanh hơn do trọng lượng pin nặng khiến lốp xe bị hao mòn nhanh hơn.
Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới vì Phát triển Bền vững cho biết mặc dù tỷ lệ tái chế lốp xe trên toàn cầu ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, nhưng hàng trăm triệu lốp xe cũ vẫn đang bị loại bỏ mỗi năm và chuyển vào các bãi rác hoặc các kho lưu trữ.
Lễ hội hoa đăng “số” giúp giảm rác thải
Hàng nghìn người dân Thái Lan náo nức tham gia lễ hội hoa đăng Krathong số. Họ chế tạo những chiếc bè ảo bằng cách chọn những bức vẽ yêu thích, tô màu trên máy và thả chúng trôi trên những dòng sông kỹ thuật số. Đây là phiên bản thân thiện với môi trường của một lễ hội cổ xưa. Rất nhiều người dân đã tỏ ra hứng thú với hình thức mới này, đặc biệt là các em nhỏ và những người trẻ tuổi.
Nhiều người cho rằng, sự đổi mới trong lễ hội lần này là sáng tạo mới giúp giáo dục trẻ em về bảo vệ môi trường và bảo tồn lễ hội truyền thống. Cơ quan quản lý đô thị Bangkok cho biết dù đây là lần đầu tiên lễ hội hoa đăng Krathong số được tổ chức nhưng đã thu hút được rất nhiều người tham gia với việc tạo ra 3.800 krathong ảo được trình chiếu trên kênh ongang.
Trong tiếng Thái, Loy có nghĩa là "thả", còn krathong là có nghĩa là hoa đăng. Theo truyền thống một krathong gồm có thức ăn, trầu cau, hoa, nhang, nến và tiền xu. Dù làm bằng chất liệu gì, các chiếc krathong đều được trang trí các lá chuối được gấp xếp tỉ mẩn, hoa, nến và nhang. Khi thả xuống sông, người ta tin rằng những chiếc đèn này sẽ mang sự thù hận và giận dữ đi xa. Nhưng sau mỗi dịp lễ hội, ban tổ chức và người dân phải chật vật để dọn sạch những con kênh bị tắc nghẽn bởi hàng triệu chiếc đèn hoa đăng.
Triển lãm tác phẩm từ rác thải
Khi bước vào không gian yên tĩnh của phòng trưng bày Arsenal, khách tham quan không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các tác phẩm ở đây mà còn cảm nhận được giá trị tuyệt vời của rác thải. Cuộc triển lãm mang tên “Diễn giải vòng hoa trang trí” năm nay bao gồm hơn 30 tác phẩm độc đáo đủ màu sắc, hình dáng và kích thước. Mỗi tác phẩm mang một ý nghĩa riêng nhưng tất cả thể hiện tài năng và niềm đam mê của những người nghệ sĩ. Và điều đặc biệt là các vòng hoa đều được làm thủ công từ những loại nguyên liệu được tái chế .
Các tác phẩm do các nhân viên của Công viên Thành phố New York và những người yêu thích nghệ thuật thực hiện. Trong số các tác phẩm, đáng chú ý nhất là vòng hoa hình tổ ong bắp cày, được mô phỏng với độ chân thực đáng kinh ngạc.
Triển lãm “ Diễn giải vòng hoa trang trí” tại New York được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1982. Sau hàng chục năm, truyền thống này vẫn được duy trì và ngày càng được mở rộng.
Vòng hoa trang trí được người New York sử dụng trong dịp lễ hội cuối năm, tô điểm cho không gian thêm rực rỡ. Triển lãm không chỉ là nơi để cảm nhận vẻ đẹp của nghệ thuật, mà còn là nguồn cảm hứng thúc đẩy tính sáng tạo và nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, góp phần làm cho cuộc sống trở nên thú vị hơn. Triển lãm được mở cửa miễn phí cho công chúng.
Con người tạo ra gần hai tỷ tấn chất thải rắn đô thị mỗi năm, đủ để lấp đầy 822.000 bể bơi Olympic. Khối lượng rác thải tạo ra trên Trái đất sẽ tăng lên khi dân số thế giới tiếp tục tăng và trên hết là trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn. Theo Ngân hàng Thế giới, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2050, sản lượng rác thải toàn cầu dự kiến sẽ tăng 70%. Trong khi đó theo các con số thống kê vào năm 2022 có tới 6,6 triệu ha rừng đã bị tàn phá, tương đương với diện tích đất nước Đan Mạch, trong đó 4,1 triệu ha là rừng nhiệt đới nguyên sinh. Vì vậy bên cạnh những nỗ lực của mỗi chính phủ thì mỗi cộng đồng và mỗi cá nhân cần phải nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, vì một tương lai bền vừng.
Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.
Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.
Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.
Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.
Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để ném bom các mục tiêu trên khắp đất nước nước này. Israel tuyên bố chiến dịch quân sự của họ ở Syria chỉ là “biện pháp tạm thời” để đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn vũ khí của Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan.
0