Phác thảo chân dung kẻ mưu sát ông Donald Trump

Sau khi tiến hành hơn 200 cuộc phỏng vấn và tìm hiểu lịch sử tìm kiếm trên điện thoại và internet của Thomas Matthew Crooks, kẻ đã nổ súng với ý định ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nhà điều tra liên bang đã ghép lại được bức chân dung ban đầu của Crooks.

Gần một tuần sau vụ tấn công, nhà chức trách Mỹ vẫn tỏ ra bối rối về động cơ của Crooks. Các nhà điều tra suy đoán rằng Crooks có thể ít có động cơ chính trị mà chủ yếu thiên về tấn công mục tiêu cao cấp nhất gần anh ta.

Cuộc điều tra vẫn đang ở giai đoạn đầu, các quan chức Mỹ cho biết. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, Crooks có vẻ giống với hàng chục thanh niên khác đã thực hiện các vụ nổ súng trên khắp nước Mỹ bằng súng trường tấn công công suất lớn trong những năm gần đây.

Theo các cuộc phỏng vấn của CNN với cơ quan thực thi pháp luật, Crooks có ít bạn thân, thường đi bắn súng ở một trường bắn địa phương và dường như không thể hiện quan điểm mạnh mẽ cho thấy vụ mưu sát có động cơ chính trị.

Một bức ảnh của nghi phạm Thomas Matthew Crooksmà CNN có được.

Ngoài cựu Tổng thống Donald Trump, Crooks cũng tìm kiếm trực tuyến về Tổng thống Joe Biden và trong điện thoại của hắn có những bức ảnh của cả những nhân vật nổi tiếng khác của hai chính đảng ở Mỹ.

Crooks đã tìm kiếm địa điểm diễn ra cuộc vận động tranh cử của ông Trump cũng như Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ sắp tới và phát hiện ra rằng ông Trump sẽ xuất hiện chỉ cách nhà mình một giờ lái xe ở vùng ngoại ô Pittsburgh.

Điều đó cho thấy Crooks có thể đang tìm cách thực hiện một vụ nổ súng có thể khiến hắn ta trở nên nổi tiếng, và cả địa điểm lẫn thời gian diễn ra cuộc vận động tranh cử của ông Trump đã mang đến cơ hội thuận lợi nhất cho Crooks, các quan chức Mỹ suy đoán.

Một quan chức liên bang nói với CNN: “Mặc dù không nhắm được mục tiêu chính, nhưng kẻ xả súng đã thành công khi tiến gần hơn đến việc làm được điều mà chưa ai từng làm trong nhiều thập kỷ”.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Crooks có ý định thực hiện một cuộc tấn công lớn hơn nhiều và ông Trump chỉ là mục tiêu đầu tiên hay không.

Cựu Tổng thống Mỹ bị bị bắn khi đang vận động tranh cử ở Pennsylvania ngày 13/7/2024.

Theo các nhà chức trách, Crooks cũng đã tìm kiếm thông tin về Ethan Crumbley, một kẻ xả súng hàng loạt khác gần đây đã bắn chết bốn bạn cùng lớp tại một trường trung học ở Michigan vào năm 2021.

Các tìm kiếm trên web của Crooks về Ethan Crumbley nhất quán với những gì các nhà thực thi pháp luật Mỹ đã thấy ở những kẻ xả súng hàng loạt khác, khi các tay súng muốn tìm hiểu về những người mà họ muốn noi theo, như một cách để hình thành ý tưởng của riêng mình về cách làm điều gì đó lớn hơn.

Nhưng cũng có những khác biệt đáng kể giữa hành vi của Crooks và hành vi của một kẻ xả súng hàng loạt điển hình. Vào ngày xảy ra vụ tấn công, Crooks dường như đã nhắm mục tiêu cụ thể vào ông Trump chứ không nhắm vào đám đông nhằm cố gắng sát hại càng nhiều người càng tốt. Dù Crooks có mang theo chất nổ trong cốp xe, nhưng không rõ liệu anh ta có định kích hoạt nó để giết người hay để đánh lạc hướng.

Kathleen Puckett, nhà phân tích hành vi của FBI, người từng làm việc trong vụ án “Unabomber” Ted Kaczynski, cho biết Crooks dường như được trang bị kém hơn nhiều kẻ xả súng hàng loạt, những kẻ thường mang theo nhiều vũ khí và mặc áo giáp.

“Đối với tôi, có vẻ như anh ta không sẵn sàng cho một cuộc tấn công”, ông Puckett nhận định.

Ngoài ra, không giống như những kẻ xả súng hàng loạt khác thường để lại bài viết để giải thích các cuộc tấn công của mình, các nhà chức trách cho đến nay chỉ thu được rất ít manh mối trong phòng ngủ của Crooks hoặc trên mạng.

Điều đó khiến các chuyên gia, những người đang cố gắng ghép nối suy nghĩ của Crooks và đưa ra so sánh với Stephen Paddock, tay súng đã sát hại 60 người ở Las Vegas vào năm 2017, không khỏi thất vọng. Gần bảy năm sau vụ xả súng hàng loạt nguy hiểm nhất nước Mỹ, các nhà điều tra vẫn không biết tại sao Paddock lại thực hiện hành động này.

Giống như vụ thảm sát ở Las Vegas, “đây có thể là tình huống mà chúng ta càng biết nhiều thì càng hiểu ít về lý do chính xác”, Juliette Kayyem, cựu trợ lý thư ký Bộ An ninh Nội địa và nhà phân tích an ninh quốc gia của CNN, cho biết.

Các thành viên trong gia đình Crooks nói với các nhà điều tra rằng anh ta chưa từng công khai nhắc đến chính trị và bằng chứng thu thập được tại nhà riêng của hung thủ không làm sáng tỏ thêm các giá trị hoặc hệ tư tưởng chính trị của hắn.

Mary Ellen O'Toole, cựu nhân viên FBI, cho biết dựa trên các bằng chứng thu thập được cho đến nay, cô nghĩ rằng cuộc vận động tranh cử của ông Trump “rất hấp dẫn” đối với Crooks một phần vì nó diễn ra ngay gần nơi Crooks sinh sống.

“Điều này đã mang lại cho Crooks sự chú ý đáng kinh ngạc và thúc đẩy anh ta đến mức mà tôi nghĩ đó là lý do tại sao anh ta chọn điều này,” bà suy đoán.

Tuy nhiên, chuyên gia Puckett cảnh báo, những kẻ phạm tội đơn độc là “một trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện nay” đối với cơ quan thực thi pháp luật và cho rằng không nên vội vàng tìm câu trả lời đơn giản về động cơ của Crooks.

“Dù câu chuyện của anh ta có ra sao đi nữa, nó sẽ không đơn giản”, ông Puckett nhận định.

(Theo CNN)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cây cầu chính nối Hồng Kông với Ma Cao và Chu Hải ở Quảng Đông, đã mở cửa trở lại vào chiều ngày 6/9 bất chấp ảnh hưởng của bão Yagi.

Theo chuyên gia khí tượng Trung Quốc, do bão Yagi đang tiến đến vùng biển có nhiệt độ nước biển cao, độ gió đứt theo chiều dọc yếu, có lợi cho việc duy trì cấu trúc lõi ấm của cơn bão.

Khi gió và mưa lắng xuống, Hải Nam đã hạ cấp cảnh báo đối với bão Yagi và nhanh chóng triển khai các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai trên toàn tỉnh. Trước đó, siêu bão Yagi đã tấn công tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc với mưa lớn và gió giật, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 92 người bị thương.

Yulia Vavilova, cô gái xinh đẹp tóc vàng đi cùng nhà sáng lập Telegram Pavel Durov khi ông bị bắt tại sân bay Paris vào tháng trước, đã quay trở lại mạng xã hội, chia sẻ với những người theo dõi cô về “thông tin sai lệch”.

Siêu bão Yagi đổ bộ vào tỉnh đảo Hải Nam, miền nam Trung Quốc với mưa lớn và gió giật mạnh đã khiến ít nhất 2 người chết và 92 người bị thương.

Siêu bão Yagi đã đổ bộ vào đảo Hải Nam, Trung Quốc, mang theo những cơn gió mạnh và mưa lớn gây ra tình trạng mất điện trên diện rộng, làm tê liệt tỉnh đảo du lịch được gọi là “Hawaii của Trung Quốc”.