Phải đưa nước sông Hồng vào sông Tô Lịch trước tháng 9/2025

Làm việc với lãnh đạo Sở, ngành và nhà thầu về giải pháp giảm thiểu ô nhiễm các con sông nội đô mà trước mắt là sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu trong vòng 9 tháng (đến ngày 2/9/2025) phải đưa được nước từ sông Hồng chảy vào sông Tô Lịch.

Sáng nay, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cùng đoàn công tác của thành phố đã đi kiểm tra, khảo sát một số dự án cải tạo sông Tô Lịch theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với Ban Thường vụ thành ủy Hà Nội về những giải pháp tối ưu để cải thiện mức đô ô nhiễm các con sông nội đô.

Bí thư thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố cùng lãnh đạo thành phố khảo sát tuyến sông Tô Lịch

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội, mục tiêu của dự án cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra nhằm nâng cao khả năng phát triển bền vững cho Thủ đô. Ngày 01/12/2024, Ban Quản lý dự án bắt đầu tổ chức vận hành thử nhà máy theo giấy phép môi trường được duyệt theo gói thầu số 1 (xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000m3/ngày - đêm).

Đoàn công tác của thành phố kiểm tra tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo sở, ngành và Ban Quản lý dự án, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá cao Ban Quản lý dự án và các sở, ngành, đối tác đã có nhiều nỗ lực, cố gắng hoàn thành gói thầu số 1 và số 2 của Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Chủ tịch UBND thành phố cho biết, năm 2022 và năm 2023 có những khó khăn tưởng chừng không vượt qua được trong quá trình thực hiện dự án, nhưng bằng sự nỗ lực của các bên đã hoàn thành nhà máy số 1 đúng tiến độ, gói thầu số 2 tuy có chậm tiến độ nhưng cũng đã hoàn thành. Đồng chí Trần Sỹ Thanh mong muốn gói thầu số 3 và số 4 sẽ được triển khai bảo đảm tiến độ như đã cam kết.

Bí thư thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố chủ trì buổi làm việc.

Đối với công tác bổ cập nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND thành phố cho biết lãnh đạo thành phố đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án.

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh phát biểu chỉ đạo buổi làm việc.

Chủ tịch UBND thành phố đưa ra thời hạn 3 tháng thực hiện thủ tục và 6 tháng thi công. “Đến 2-9-2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh và lưu ý trong quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.

Sáng 8/1, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết công tác Mặt trận năm 2024, triển khai chương trình phối hợp và thống nhất hành động năm 2025.

Năm 2024, bất chấp nhiều khó khăn của bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước, Thủ đô Hà Nội đã tăng trưởng GRDP đạt 6,52%, đạt nhiều kỷ lục như thu hút FDI, thu ngân sách.

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đang tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng thêm 9 cầu vượt sông Hồng.

Theo Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội, 66 nút đèn tín hiệu giao được lắp đặt mới này có tổng mức đầu tư 80 tỷ đồng. Nguồn tiền trích từ ngân sách TP Hà Nội.