Phải phát triển đa dạng các loại hình nhà ở xã hội
Gần 30 năm sinh sống và lao động ở Thủ đô nhưng vợ chồng ông Lưu Quang Hòa (Văn Quán, Hà Đông) vẫn đi thuê nhà. Tuổi giờ đã cao, ước mơ về căn nhà ở lâu dài luôn canh cánh, nhưng với giá nhà như hiện tại, ông bà chỉ có thể trông chờ vào nhà ở xã hội dù theo hình thức mua hay thuê.
Một ví dụ cụ thể về mức thu nhập của người lao động so với giá nhà:
- Tổng thu nhập của cặp vợ chồng trung bình 25 triệu đồng/ tháng.
- Chi phí sinh hoạt cho cả gia đình có một con nhỏ ở Hà Nội (ít nhất) khoảng 15 triệu đồng.
Như vậy, người lao động chỉ có thể tiết kiệm được 10 triệu đồng một tháng (tương đương 120 triệu đồng một năm). Nếu may mắn không có trục trặc trong cuộc sống như bệnh tật; chuyện phát sinh ngoài ý muốn như hiếu, hỷ; không du lịch... thì sau khoảng bốn năm, họ sẽ dành dụm được khoảng 500 triệu đồng (đã bao gồm lãi tiết kiệm). Số tiền này chỉ gọi là tạm đủ để họ bắt đầu hành trình mua nhà ở xã hội trả góp.
Nhà ở xã hội là chủ trương đầy tính nhân văn, nhưng để đẩy nhanh tiến độ và đưa người dân đến gần hơn, sớm hơn với loại hình nhà ở này, cần phát triển theo hướng đa dạng hơn: ưu tiên NƠXH cho thuê/thuê mua/mua. Vấn đề này đã được nhiều đại biểu đề cập tới tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra.
Thực tế từ Singapore - quốc gia dẫn đầu thế giới với 100% người dân từ 21 tuổi đều có nhà, cho thấy: xây dựng NƠXH không quá nên chú trọng ở loại hình bán. An cư không nhất thiết là phải SỞ HỮU mà mô hình CHO THUÊ cần sự cân nhắc lúc này.
Đây cũng là một yếu tố để hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia xây dựng NƠXH. Bởi khi “làm nhà cho thuê”, các thủ tục ràng buộc liên quan đến thời gian sử dụng đất, hạ tầng… được giảm bớt và giá thành cuối ở sản phẩm giảm mạnh. Điều này có lợi cho cả chủ đầu tư và người mua nhà.
Sau mỗi vụ cháy chung cư mini hay nhà trọ để lại những thảm họa thảm khốc, vấn đề phát triển NƠXH lại được nhắc tới. Đó là chốn an cư mà những người thu nhập thấp luôn ước mơ dù là đi thuê/hay được mua. Bởi ở đó các điều kiện về PCCC, an ninh trật tự, quy hoạch... đều được đảm bảo.
Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.
Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.
Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.
Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.
0