Phạm Thu Hà thăng hoa với ca khúc âm hưởng cổ điển
Phạm Thu Hà nàng “họa mi” lựa chọn dòng nhạc bán cổ điển, có lẽ cũng là một mối lương duyên bởi cô đã có một tình yêu đặc biệt với dòng nhạc này ngay từ nhỏ. Sản phẩm âm nhạc của cô tuy kén người nghe, nhưng đều được đầu tư rất kỹ lưỡng, chỉn chu và trau chuốt, từ chất lượng ca khúc đến hình thức khi biểu diễn, vì vậy luôn rất được lòng người hâm mộ.
Lựa chọn con đường âm nhạc mang phong cách cổ điển, ca sĩ Phạm Thu Hà không đóng khung mình mà liên tục tìm tòi, mang đến những sắc màu mới cho âm nhạc và cô luôn biết cách ghi dấu ấn riêng. Sở hữu chất giọng dày dặn và xử lý những nốt cao“nhẹ tênh”, nàng “họa mi” đã đem dòng nhạc cổ điển gần gũi hơn với tâm hồn của người nghe.
Trong chương trình “Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng” số 5 với chủ đề "Quê nhà tôi ơi" lần này, Phạm Thu Hà sẽ thể hiện chất giọng của mình qua hai ca khúc ‘Hương xưa’ của nhạc sĩ Cung Tiến và ‘Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà’ của nhạc sĩ Phạm Duy.
Nhạc sĩ Cung Tiến rời Hà Nội năm 14 tuổi, nên nỗi nhớ thương về cố hương vẫn cứ hoài không nguôi, điều đó cũng đã được ông thể hiện qua tác phẩm âm nhạc của mình. Trong đó, Hương Xưa như một tấu khúc buồn ngân dài miên man gợi nhiều hoài niệm. Và điều đặc biệt nhất ở ca khúc này là sự kết hợp hoàn hảo giữa giai điệu âm hưởng nhạc Tây phương với ca từ thuần chất Việt Nam.
“Người ơi, còn nhớ mãi trưa nào thời nào vàng bướm bên ao
Người ơi, còn nghe mãi tiếng ru êm êm buồn trong ca dao
Còn đó tiếng khung quay tơ,
Còn đó con diều vật vờ
Còn đó, nói bao nhiêu lời thương yêu đến kiếp nào cho vừa…”
Những lời hát đẹp như thơ, rất bay bổng, tha thiết, và cũng là những hình ảnh dân dã vô cùng quen thuộc. Những hình ảnh trìu mến của quê hương, như là lời yêu thương ngân dài bất tận mà tác giả gửi gắm trong lời bài hát.
Ca sĩ Duy Trác là người đầu tiên thể hiện, đưa bài hát “Hương xưa” trở thành một trong những tình khúc bất hủ. Thì tới đây, trong chương trình “Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng”, giai điệu này sẽ được Phạm Thu Hà thể hiện ở một cung bậc cảm xúc cao hơn qua chất giọng Soprano của cô.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, nhạc sĩ Cung Tiến từng chia sẻ, khi sáng tác Hương Xưa, ông cũng bị ảnh hưởng nhiều từ nhạc Tây phương, nhất là nhạc cổ điển của nhạc sĩ thiên tài người Áo – Mozart. Và đó cũng là một lợi thế với một chất giọng đầy nội lực như của Phạm Thu Hà khi thể hiện ca khúc này.
Có thể nói, Phạm Thu Hà không ngừng khai phá những không gian mới trong thế giới âm nhạc đa sắc màu. Đối với cô, âm nhạc đã mang đến nhiều mối duyên lành, nhiều hạnh phúc, chữa lành mọi tổn thương. Chỉ có âm nhạc mới làm cho người nghệ sĩ thăng hoa trong cuộc sống, cống hiến cho cuộc đời và giúp cô lan tỏa những năng lượng tích cực.
Đến với ca khúc thứ hai “Rồi đây anh sẽ đưa em trở về” của nhạc sĩ Phạm Duy, khán giả sẽ được thấy một Phạm Thu Hà với chất giọng dung dị, mộc mạc, nhiều cảm xúc, khiến giai điệu của bài hát đi vào lòng khán giả một cách tự nhiên.
Những ca từ trong ca khúc là sự gửi gắm nỗi niềm của nhạc sĩ Phạm Duy khi ông mong ước trở về với quê hương, về với “ vườn rau xanh ngát ngoại ô, về với công viên yên vui lặng lẽ, về miền quê ta thơm tho mùi lúa”… Một giai điệu nhẹ nhàng, mộc mạc mà sâu lắng, dễ đưa người nghe trôi theo dòng cảm xúc.
Ca khúc này gắn liền với những giọng ca tên tuổi của tân nhạc như: Thái Thanh, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Khánh Ly… Điều này cũng tạo nên sức ép không nhỏ với Phạm Thu Hà khi phải tìm những dấu ấn riêng biệt cho mình.
Nhưng Phạm Thu Hà với sở trường kỹ thuật thanh nhạc của một ca sĩ bán cổ điển, thêm vào đó là những cảm xúc rất riêng, cô đã đem bản tình ca mộc mạc của nhạc sĩ Phạm Duy chạm tới trái tim của người nghe.
Và khán giả sẽ được thấy cô thăng hoa cùng hai ca khúc này trong chương trình “Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng” số 5 được phát sóng trực tiếp vào 20h ngày 30/7 trên kênh 1, sóng phát thanh FM96 và các nền tảng số của Đài PT&TH Hà Nội.
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.
Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.
Tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong âm nhạc trong năm nay, Hoàng Dũng cho ra mắt MV mới mang tên “Cuối tuần (1825)”.
0