Phân biệt sốt xuất huyết và cúm B

Cùng với dịch sốt xuất huyết, cúm B cũng đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Triệu chứng ban đầu của cúm B và sốt xuất huyết khá giống nhau nên người dân cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.

Theo chuyên gia bệnh truyền nhiễm TS. BS Bùi Thị Thu Hoài - Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E, hiện nay không chỉ cúm B, sốt xuất huyết mà cả Covid-19 vẫn lưu hành song song với nhau. Các triệu chứng của những căn bệnh này đều có các biểu hiện gần giống nhau như sốt, viêm long đường hô hấp (hắt hơi, sổ mũi, đau họng), cảm giác ớn lạnh, đau mỏi người… Cả 3 căn bệnh này đều có các triệu chứng không đặc trưng như vậy…. Do vậy với bệnh nhân thông thường rất khó nhận biết.

TS. BS Bùi Thị Thu Hoài - Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện E. (Ảnh: SKĐS)

 

Với các bác sĩ có những trường hợp phải làm xét nghiệm mới nhận biết được. Tuy nhiên, mỗi bệnh cũng có những đặc trưng riêng như sốt xuất huyết với người trẻ tuổi thường sốt cao 39 - 40 độ C, người già sốt có thể nhiệt độ thấp hơn.

Thời gian sốt của bệnh sốt xuất huyết thường dài có trường hợp sốt 5 - 7 ngày. Với cúm, thời gian sốt ngắn hơn từ 3 - 5 ngày, nhiệt độ có thể sốt cao liên tục 39 - 40 độ C.

Cúm B cũng như các loại virus khác có thể tự khỏi nếu thể trạng tốt và không có biến chứng. Tuy nhiên nếu là cúm đa phần bệnh nhân sẽ đau mỏi người nhiều, nhiều trường hợp cho biết đau người hơn bị COVID-19. Còn sốt xuất huyết thường đau người, mệt lả, li bì.

Đặc trưng của cúm là có kèm theo viêm long đường hô hấp. Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết cũng bị viêm long đường hô hấp, nguyên nhân là do người bệnh đồng thời mắc cả sốt xuất huyết và viêm đường hô hấp trên, hoặc đồng thời mắc virus cúm.

"Do vậy, người dân khi có các dấu hiệu sốt, đau mỏi người, viêm long đường hô hấp, ớn lạnh nên đi làm xét nghiệm cho chắc chắn. Việc dựa vào các triệu chứng nhiều khi không đặc hiệu. Một số bệnh nhân đợi 5,6 ngày xem có phát ban để biết chính xác là sốt xuất huyết hay không thì sẽ chuẩn đoán và điều trị muộn." - TS. Hoài khuyến cáo.

Khi có những biểu hiện sốt, mệt mỏi, người dân cần tới cơ sở y tế kiểm tra, xét nghiệm để được theo dõi sát sao.

Bác sĩ Trần Văn Bắc - Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, trong thời điểm xuất hiện cả cúm A, cúm B, sốt xuất huyết, Covid-19, người dân có biểu hiện sốt, mệt mỏi cần tới cơ sở y tế kiểm tra, xét nghiệm được hướng dẫn theo dõi sát sao.

“Với sốt xuất huyết, nếu không có các yếu tố nguy cơ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự theo dõi tại nhà, nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, khi người bệnh tự nhiên bồn chồn, hoặc li bì, nôn, đau bụng hoặc tăng cảm giác đau, tiểu ít, xuất hiện dấu hiệu chảy máu bất kỳ chỗ nào như chân răng, mũi... cần nhập viện ngay" - bác sĩ Trần Văn Bắc lưu ý.

Với bệnh nhân cúm dù qua giai đoạn sốt có thể ho kéo dài, tức ngực, khó thở, viêm phổi bội nhiễm, viêm cơ tim, tim mạch, nhiễm khuẩn huyết… những trường hợp nặng rất khó cho quá trình điều trị sau này.

Đặc biệt với các trường hợp người cao tuổi, người có bệnh nền mạn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai, người có bệnh về hô hấp như hen phế quản, COPD, lao phổi cũ nếu bị cúm bệnh sẽ dễ trở nặng hơn… Do vậy cần thăm khám, phát hiện sớm.

Việc thăm khám, phát hiện bệnh sớm rất quan trọng, giúp ngăn ngừa sự lây lan cho cộng đồng. Có nhiều gia đình một người mắc sau đó lây lan cho cả các thành viên khác, nếu bệnh nhân được thăm khám, phát hiện sớm để có thuốc điều trị và các biện pháp dự phòng sớm sẽ ngăn chặn được sự lây lan của mầm bệnh. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, trên tuyến đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì xảy ra tình trạng một số nhóm du khách là thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm luật giao thông, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ.

Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; nhiều trận dông lốc, động đất và gió mạnh, sóng lớn trên biển làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.

Ngày 22/11, Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã hoàn thiện hồ sơ đề xuất UBND phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng khen thưởng 3 nhân viên quán bia trên phố Ngô Thì Nhậm nhanh trí dập tắt ngọn lửa cháy tại nhà dân trong đêm 21/11.

Gần đây có một số hộ dân thuộc hai xã Lại Yên và Đức Thượng (huyện Hoài Đức), tự ý san lấp đất nông nghiệp trái phép làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, đổ phế thải, tập kết rác trái phép.

Tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua Ngọc Hồi - Văn Điển nhiều năm qua phải thi công dang dở do không có mặt bằng. Đến nay, với sự vào cuộc trách nhiệm của huyện Thanh Trì, vướng mắc đã được tháo gỡ.

Rất nhiều xe chở rác tập kết trên vỉa hè đường Võ Thị Sáu, đoạn trước cổng Công viên Tuổi trẻ thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng…