Phân bổ vaccine sởi, bạch hầu-ho gà-uốn ván cho 28 tỉnh

Ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng miền Bắc – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có quyết định cấp bổ sung 95.000 liều vaccine Sởi kèm dung môi và 143.400 liều vaccine DPT cho 28 tỉnh/thành phố sử dụng trong tiêm chủng mở rộng.

Phó giáo sư Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương đã thông tin như vậy tại hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch COVID-19 và tăng cường tiêm vaccine COVID-19 do Bộ Y tế tổ chức chiều 23/11, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố đã được phân bổ vaccine sởi và vaccine DPT nhanh chóng sớm nhất nhận vaccine về để triển khai tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. (Ảnh: Trần Minh)

Việc phân bổ vaccine trên căn cứ vào nhu cầu sử dụng vaccine sởi, vaccine DPT (bạch hầu-ho gà-uốn ván) và số lượng vaccine hiện có tại các tỉnh/thành phố đồng thời căn cứ vào số lượng vaccine sởi, vaccine DPT tiếp nhận từ Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Ban Điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng miền Bắc đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh/thành phố bố trí phương tiện để nhận vaccine tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trước ngày 30/11/2022 về tiêm chủng cho trẻ để đảm bảo đạt yêu cầu về tiêm chủng.

Ban Điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng miền Bắc lưu ý mọi thủ tục xuất, nhập, bảo quản và vận chuyển vaccine thực hiện theo các quy định hiện hành.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố đã được phân bổ vaccine sởi và vaccine DPT nhanh chóng sớm nhất nhận vaccine về để triển khai tiêm chủng mở rộng cho trẻ em.

Đối với các Viện Pastuer/Viện Vệ sinh dịch tễ khu vực khác, Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu nhanh chóng nhận vaccine để phân bổ cho các tỉnh, thành trong khu vực quản lý.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đầu mối thực hiện được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 có mục tiêu cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi một số bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao.

Đến nay, đã có 11 loại vaccine gồm: vaccine phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe trẻ em ở nước ta.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.