Phản cảm chuyện 'uốn éo' yoga ngoài đường | Hà Nội tin mỗi chiều
Mới đây, hình ảnh người phụ nữ Việt mặc đồ bó sát, thực hiện động tác yoga bên ngoài tường rào cung Gyeongbokgung (Seoul, Hàn Quốc) vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận. Đa số ý kiến chỉ trích nữ du khách này có hành động kém văn minh đối với một nơi mang tính văn hóa lịch sử, tôn nghiêm như cung điện Hàn Quốc.
“Mình hủy kết bạn facebook với vài người bạn, vì cái tội sáng ra đã tràn lan hình ảnh tạo dáng phản cảm”.
“Đồ gym chỉ nên mặc ở phòng tập. Khi ra đường hãy mặc áo choàng, che chắn lại cho nhã nhặn. Cũng là cách bảo vệ chị em khỏi những thành phần có ý đồ xấu với phụ nữ. Nhiều người ra đường ăn mặc đồ gym, đồ tập bó sát nhìn rất phản cảm. Ranh giới giữa cái đẹp và phản cảm rất mỏng manh. Đúng là không ai cấm chuyện tự do ăn mặc nhưng mình ăn mặc không gây phiền toái hay phản cảm cho người khác xứng đáng là một người phụ nữ duyên dáng”.
Đó là quan điểm của những người dùng mạng khi đọc bài báo về thông tin này.
Sau khi trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, người phụ nữ này cho biết, trong lịch trình tham quan có đi qua một số điểm du lịch ở Seoul. Thấy bức tường bên ngoài đẹp nên dừng lại chụp vài kiểu ảnh chứ không vào trong. Chị tìm hiểu và biết nơi đây vốn là chỗ ở của Vua và cung tần xưa kia, không phải nơi thờ cúng. Vì giữ ý nên chị không vào trong và chỉ tập vài động tác yoga bên ngoài. Cũng theo vị khách này, bảo vệ của khu di tích có nhìn thấy chị đứng tập yoga nhưng không nhắc nhở. Tuy nhiên sau những ý kiến từ cộng đồng, chị sẽ rút kinh nghiệm, tránh những hành vi tương tự. Nhưng đã muộn! Hàng loạt các tờ báo, hãng thông tấn tại Hàn Quốc đã đưa tin về vụ việc này.
Vị trí mà người này chụp ảnh là một trong những cung điện nổi tiếng bậc nhất Hàn Quốc, Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Tất cả du khách khi đến đây đều ăn mặc rất lịch sự, nhiều người còn mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc để tham quan, chụp ảnh. Mà không riêng gì đây, như một quy ước văn hóa chung, khi tới đền, đài, cung điện hay các di tích lịch sử ở bất cứ đâu trên thế giới này, người ta đều ăn mặc sang trọng, lịch sự chứ không một mình một kiểu như thế cả.
Gần đây, không ít phụ nữ tập yoga mặc trang phục của bộ môn này ra phố, tạo dáng giữa lòng đường, thậm chí lên cả đỉnh Fansipan để chụp ảnh. Những hình ảnh này tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai "phe", chỉ trích và ủng hộ. Một trong những luận điểm đó là "con người có quyền tự do ăn mặc và làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm". Lý lẽ dường như thuận tai, chỉ trừ một điểm, đây không phải là vấn đề pháp luật, mà là câu chuyện về văn hóa và thẩm mỹ, cụ thể là sự phù hợp giữa trang phục và hoàn cảnh.
Câu chuyện nổi tiếng bất đắc dĩ của người phụ nữ kia làm mọi người nghĩ tới “tiêu chuẩn”. Về cái đẹp trong ăn mặc, rất khó có mẫu số chung mà phụ thuộc vào cảm nhận, chiều sâu văn hóa và quan niệm thẩm mỹ của từng người.
Tuy nhiên, mỗi cộng đồng đều có những khế ước chung về việc "mặc thế nào là phù hợp". Chẳng hạn, trang phục yoga thường được sử dụng trong phòng, hoặc một số không gian có thể tập luyện như công viên, bãi biển, chứ không nên đưa ra lòng đường, lên đỉnh Fansipan, hoặc trước cửa cung điện... Học sinh có thể ăn mặc thoải mái khi đi ăn uống, dã ngoại, nhưng tại một buổi lễ trang trọng, trang phục cần phải xứng với hoàn cảnh. Và những biên tập viên, MC khi xuất hiện trước khán thính giả dĩ nhiên phải theo “chuẩn”.
Nói tóm lại, mặc đẹp trước hết phải phù hợp với không gian hoặc tính chất của sự kiện, hoàn cảnh. Không gian công cộng có những "tiêu chuẩn cộng đồng chung" mà sự vi phạm sẽ khiến các cá nhân trở nên lạc lõng, đồng thời có thể khiến mọi người xung quanh cảm thấy khó chịu.
Trong câu chuyện trên, sẽ có người giải thích: thời nào rồi mà còn cổ hủ, bên Tây người ta mặc thế có sao đâu? Thế nhưng thực tế, các quốc gia phát triển nói chung đều có quy tắc xã hội về trang phục tương đối rõ ràng: đến các cuộc họp chính thức thường là mặc vest, đến nhà thờ, đền, đài không ăn mặc hở hang, đến dự các lễ trao giải không thể mặc đồ dạo phố, đến lễ cưới không nên áo phông quần bò. Rõ ràng, trang phục không phải là toàn bộ giá trị của một người, nhưng trang phục đẹp và phù hợp chắc chắn sẽ giúp tôn lên giá trị của một người.
Trong suốt chiều dài lịch sử, vai trò của người thầy luôn được đề cao và kính trọng như một “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”. Nghề gieo những hạt mầm yêu thương lên mảnh đất tâm hồn học trò, để nó nảy mầm thành cây xanh của lòng nhân ái, là một điều thiêng liêng mà không phải ai cũng biết cách làm.
Vốn không hài lòng về chuyện con dâu thuê người giúp việc, Hồng Hà và mẹ chồng lại tiếp tục căng thẳng. Mục đích cuối cùng của mẹ chồng Hồng Hà vẫn là muốn con dâu ở nhà nội trợ, chăm sóc gia đình. Không ép được con dâu thay đổi, mẹ của Tuấn lại đến tìm con trai vừa thuyết phục vừa nói xấu con dâu, nhưng khi Tuấn tỏ rõ thái độ, bà vô cùng thất vọng.
Nhiều năm về trước, khi Internet mới xuất hiện, blog không phải là một khái niệm quá xa lạ với người dùng. Qua thời gian, Internet phát triển bùng nổ hơn, kéo theo đó là sự ra đời của hàng loạt các trang mạng xã hội khiến xu hướng xem blog dần thoái trào. Thế nhưng đến nay, vẫn có những người trẻ tìm đến blog như một nơi để lưu giữ kỉ niệm về một thành phố mà họ yêu.
Lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam; Bà Đỗ Thị Nhàn mong Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ tội; Làm rõ 1.400 tỷ đồng do Xuyên Việt Oil chiếm đoạt;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Để giữ thể diện trước Ngân, Long mua kẹo giúp Hải, một người bán kẹo dạo tỏ ra nghèo khổ. Sau đó, Ngân bất ngờ phát hiện Hải lành lặn, sống trong cùng chung cư và thực chất chỉ giả vờ để lừa gạt người khác. Cuối cùng, Ngân quyết định báo cáo sự việc cho cơ quan công an.
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khép lại tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), với nhiều cam kết mạnh mẽ về chống đói nghèo, đánh thuế tỷ phú và tài chính khí hậu. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất vẫn là liệu những cam kết này có được hiện thực hóa hay không?
0