Phân cấp quyết định giá đất giám sát chặt tránh tiêu cực

Với việc phân cấp, ủy quyền quyết định giá đất để đấu giá quyền sử dụng đất hoặc tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đến cấp huyện, nhiều ý kiến cho rằng cần phải được giám sát chặt chẽ tránh xảy ra tiêu cực.

Ngày 6/5/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về việc ủy quyền quyết định giá đất cụ thể cho các địa phương.

Nghị quyết nêu rõ: UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để thực hiện uỷ quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư; tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với  hộ gia đình, cá nhân. Đồng thời ủy quyền cho UBND cấp huyện thành lập Hội đồng thẩm định giá đất.

Hiện nay do giá đền bù giải phóng mặt bằng dựa vào bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần do cấp tỉnh ban hành, nên nhiều khi chưa theo kịp giá thị trường, dẫn đến khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thiếu sự đồng thuận của người dân. 

Việc phân quyền như vậy sẽ góp phần giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xác định giá đất cụ thể và cấp huyện là đơn vị đưa ra quyết định thẩm định giá đất, chủ trì đền bù giải phóng mặt bằng sẽ gần dân, sát dân, lắng nghe được tiếng nói từ phía người dân nhiều hơn...

Rec ảnh: Theo TS Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết: "Khi giá đất do nhà nước xác định đảm bảo tiệm cận với mặt bằng giá thị trường sẽ hài hòa giữa 3 bên: Nhà nước – Người dân – Doanh nghiệp,lúc đó thị trường sẽ phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh hơn và giúp Nhà nước có công cụ quản lý thông tin về thị trường BĐS, từ đó đưa ra các chính sách nhằm điều tiết kịp thời thị trường".

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, việc phân cấp, ủy quyền như vậy là phù hợp với tình hình thực tế và cần thiết phải làm, nhưng việc phân quyền này cũng sẽ tạo quyền lực vô cùng lớn cho lãnh đạo đứng đầu cấp huyện.

Để tránh tiêu cực có thể xảy ra thì cần phải có quy định gắn trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong quá trình thẩm định, xác định giá đất cụ thể; kèm theo đó là những chế tài vừa để khuyến khách, nhưng cũng để chịu trách nhiệm. Tránh trường hợp sợ sai không làm hoặc có làm nhưng giám sát lỏng lẻo dẫn đến sai phạm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Làm thế nào để mua nhà mang lại lợi nhuận cao nhất và tránh rủi ro không đáng có xảy ra khi giao dịch? Hãy cùng xem ngay những kinh nghiệm mua nhà đất được các chuyên gia chia sẻ.

Có rất nhiều thắc mắc của người dân liên quan đến các thủ tục, giấy tờ về nhà đất, trong đó có trường hợp đất đã được cấp sổ đỏ nhưng sau thời gian dài ở và đo đạc lại thì phát hiện đất nhà hàng xóm đang chồng lấn.

Tình trạng bất động sản bị bỏ hoang không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà trên thế giới, nhiều quốc gia cũng gặp khó khăn trong việc xử lý vấn đề này. Sau đây là những giải pháp để ngăn chặn tình trạng bỏ trống nhà nhiều nước đã áp dụng thành công.

Để tránh các rủi ro không đáng có khi mua nhà, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm và lần đầu mua hãy nắm chắc 6 kinh nghiệm mua đất thổ cư sau.

Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.

Làm sao để tìm được một văn phòng lý tưởng, phù hợp với tài chính cũng như đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp? Hãy cùng tham khảo những tư vấn từ chuyên gia: