Phân cấp, ủy quyền, tạo cơ chế đặc thù cho Thủ đô

Theo chương trình, ngày mai, dự thảo Luật Thủ Đô sửa đổi sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6. Thực tế hơn 1 năm qua, quá trình xây dựng chính sách, soạn thảo, Thành phố Hà Nội đã tranh thủ tâm huyết, trí tuệ của các cấp, ngành; các chuyên gia, nhà khoa học trên tất cả các lĩnh vực.

Từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của Thủ đô, các quy định trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được xây dựng theo hướng phân quyền mạnh mẽ, đổi mới mô hình quản trị, nâng cao tính tự chủ, chịu trách nhiệm của chính quyền Thủ đô về tất cả các mặt kinh tế - xã hội.

Điển hình nhất là dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Dự án có tổng mức đầu tư trên 85,8 nghìn tỷ đồng, quy mô 112,8 km đi qua 3 tỉnh, thành phố. Nếu như trước đây, Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm chủ đầu tư, nay Chính phủ tin tưởng phân cấp, ủy quyền cho các địa phương thực hiện. Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 được thành lập do Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban. Với tinh thần vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, nhiều giải pháp sáng tạo, linh hoạt, chỉ sau 1 năm 9 ngày, kể từ thời điểm Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đã bảo đảm toàn bộ các điều kiện để khởi công, đáp ứng đúng tiến độ đề ra. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến đã hoàn thành trên 80%, trong đó thành phố Hà Nội đạt trên 84%.

Phân cấp, phân quyền là chủ trương được Đảng, Nhà nước triển khai quyết liệt nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo gắn với đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý điều hành kinh tế, xã hội trên địa bàn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Thủ đô. Bởi không chỉ có Dự án đường vành đai 4, Hà Nội đã và sẽ triển khai rất nhiều dự án, công trình trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển.

Cùng với phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần đầu tiên có quy định về tổ chức chính quyền tại Thành phố Hà Nội, đó là chương 2 với 10 điều. Theo các chuyên gia, bộ máy chính quyền của Hà Nội cần được tổ chức theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng nấc trung gian, bảo đảm tính nhanh nhạy trong công tác quản lý.

Với vị thế đặc biệt, Hà Nội rất cần có những chính sách đặc thù, trong đó có chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao. Để cụ thể hóa Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Điều 17 dự thảo Luật đã thiết kế 2 khoản về vấn đề này.

Việc xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật, tập trung vào những chính sách đặc thù, riêng biệt cho Thủ đô cần được quy định hoặc khác với quy định của luật hiện hành, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Thủ đô phát huy tiềm năng, lợi thế bứt phá phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

17 thiếu nhi xuất sắc đạt danh hiệu "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" và 18 cán bộ Đội xuất sắc đạt giải thưởng 15/5, vừa được Quận Đoàn Tây Hồ khen thưởng nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trong mùa mưa năm 2024.

Quận Ba Đình (Hà Nội) sẽ thực hiện cải tạo Vườn hoa Trúc Bạch bằng cách trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Sở Du lịch Hà Nội đã có buổi kết nối, trao đổi khách hai chiều giữa doanh nghiệp du lịch Hà Nội với doanh nghiệp lữ hành vùng Viễn Đông (Liên bang Nga).

10 năm Hà Nội thực hiện Chỉ thị 35, công tác tiếp công dân, đối thoại giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt kết quả tích cực. Lượng đơn thư, nhất là đơn thư vượt cấp đã giảm đáng kể, nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài đã được giải quyết dứt điểm.

Cùng thời điểm diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta trên khắp cả nước đã tổ chức nhiều trận đánh góp phần "chia lửa" với chiến trường chính Điện Biên. Tại Hà Nội, lực lượng vũ trang Thủ đô tổ chức nhiều trận đánh hiệu quả, tiêu biểu là trận tập kích sân bay Gia Lâm vào tháng 3 năm 1954, góp phần làm gián đoạn cầu hàng không tiếp tế của địch cho Điện Biên Phủ.