Phần Lan cho phép Mỹ tiếp cận 15 căn cứ quân sự
Theo kế hoạch, tuần tới, Mỹ và Phần Lan dự kiến sẽ ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng tại Washington. Nhật báo Phần Lan Helsingin Sanomat đưa tin rằng các căn cứ này sẽ tiếp đón lực lượng lục quân, hải quân và không quân Mỹ.
Theo nội các Phần Lan, thỏa thuận sẽ được ký vào ngày 18/12 rồi sau đó cần được quốc hội phê chuẩn.
“Mỹ đã cam kết bảo vệ chúng tôi trong thời kỳ khó khăn. Đây là một thông điệp cực kỳ quan trọng hiện nay”, Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen nói trong một cuộc họp báo trên truyền hình.
Thỏa thuận này sẽ cho phép Mỹ tiếp cận và sử dụng “các cơ sở và khu vực đã thỏa thuận; bố trí các thiết bị, vật tư và trang thiết bị quốc phòng trên lãnh thổ Phần Lan; việc ra vào và di chuyển của máy bay, tàu và phương tiện của Mỹ; đảm bảo sự bảo vệ, an toàn và an ninh của lực lượng Mỹ cũng như các cơ sở và khu vực họ sử dụng; quyền tài phán hình sự; và các vấn đề thực tế đa dạng liên quan đến hoạt động của lực lượng Mỹ trên lãnh thổ Phần Lan”, nội các Phần Lan cho biết trong một tuyên bố.
Mỹ cũng đã ký các thỏa thuận tương tự với Na Uy - một thành viên đầy đủ của NATO và Thụy Điển - thành viên NATO tiềm năng trong tương lai, về việc cho Washington quyền tiếp cận lần lượt 4 và 17 căn cứ mới ở khu vực Bắc Âu.
Ngày 4/4/2023, Phần Lan chính thức gia nhập NATO, chấm dứt chính sách không liên kết hàng thập kỷ của quốc gia này. Với việc nước này gia nhập liên minh, biên giới của NATO đã kéo dài gần 1.300 km dọc biên giới Nga-Phần Lan.
Các quan chức Nga đã bày tỏ mối quan ngại lớn về hoạt động chưa từng có của NATO ở biên giới phía Tây nước này với lý do "răn đe". Moscow đã nhiều lần nêu lên quan ngại về việc liên minh này tăng cường quân sự ở châu Âu. Điện Kremlin nhấn mạnh rằng Nga "không gây ra mối đe dọa nào cho bất kỳ ai, nhưng sẽ không bỏ qua những hành động có khả năng gây tổn hại đến lợi ích của mình".
Phần Lan, cùng với Thụy Điển, đã nộp đơn đăng ký tư cách thành viên NATO chỉ vài tháng sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Đơn đăng ký của Thụy Điển vẫn đang chờ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn./.
(Theo Sputnik)
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.
Ngày 21/11, một nhóm vũ trang đã nã súng vào một số xe chở khách tại phía Tây Bắc Pakistan, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng và 29 người bị thương.
Lễ hội Du lịch Quốc tế Sahara lần thứ sáu đã được tổ chức tại vùng sa mạc của Algeria, với hơn 400 đơn vị tham gia. Sự kiện kéo dài 4 ngày bao gồm nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa dân gian và là một trong những sáng kiến nhằm quảng bá du lịch ở Algeria.
Động thái của Tòa án Hình sự quốc tế ICC khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có nguy cơ bị giam giữ nếu ông đi đến một số quốc gia khác.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) từ vùng Astrakhan miền Nam nước này nhắm vào thành phố Dnipro của Ukraine. Đây là lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa có tầm bắn xa và mạnh như vậy trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Một chàng trai người Ai Cập đã trở thành người nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút hơn 750.000 người theo dõi trên Instagram khi anh thực hiện hành trình đường bộ dài hơn chu vi trái đất từ Ai Cập tới Nhật Bản trong vòng 274 ngày.
0