Phần Lan gửi quân tới gần biên giới với Nga

Phần Lan, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đã triển khai quân đội để củng cố cửa khẩu Vartius nằm trên biên giới dài 1.340 km với Nga.

Hôm 18/11, Phần Lan đã đóng cửa các điểm nhập cảnh Vaalimaa, Nuijamaa, Imatra và Niirala ở phía Đông Nam đất nước, với lý do cần phải ngăn chặn làn sóng người tị nạn, cáo buộc rằng Nga đang đưa người di cư và người xin tị nạn từ các nước thứ ba đến biên giới Phần Lan. Varius là một trong bốn cửa khẩu vẫn mở sau quyết định trên của Helsinki.

Bộ đội Biên phòng Phần Lan cho biết, tại đồn biên phòng Vartius ở Kuhmo, các rào chắn tạm thời đang được xây dựng ở khu vực biên giới. Lực lượng Phòng vệ hỗ trợ Bộ đội Biên phòng trong các nhiệm vụ xây dựng, nhưng không tham gia vào việc kiểm soát biên giới.

Giám đốc Đồn biên phòng Vartius, ông Juoki Kinnunen cho hay quân đội đang dựng hàng rào an ninh tạm thời tại trạm kiểm soát.

Lực lượng Phòng vệ Phần Lan (FDF) triển khai phương tiện tại đồn biên giới Vartius ở Kuhmo ngày 19/11/2023.

Thời gian qua, Phần Lan ghi nhận số vụ vượt biên bất hợp pháp gia tăng mạnh, bao gồm cả người di cư từ Syria, Yemen và Iraq. Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen mô tả việc đóng cửa các cửa khẩu là “một thông điệp rõ ràng gửi tới Nga”, cáo buộc rằng Nga đang lợi dụng người di cư để “đẩy nhanh cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu và làm mất ổn định sự thống nhất của Phần Lan”.

Động thái đóng cửa biên giới đã bị một số người dân Phần Lan phản đối, trong đó có người Nga sống ở Phần Lan và những người có hai quốc tịch. Hàng trăm người đã tổ chức một cuộc biểu tình ở Helsinki hôm 19/11, lên án việc Phần Lan đang dựng lên một “Bức màn sắt”.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova bác bỏ cáo buộc của Phần Lan, cho rằng việc Nga vũ khí hóa di cư là “hoàn toàn vô căn cứ”.

“Trong lịch sử gần đây, Nga chưa bao giờ đe dọa Phần Lan. Chúng tôi không có lý do gì để đối đầu”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, nhấn mạnh rằng việc đóng cửa các cửa khẩu biên giới sẽ là “một sai lầm lớn” của Helsinki.

Giống như tất cả các quốc gia thành viên EU khác, Phần Lan đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine. Phần Lan cũng đã từ bỏ trạng thái trung lập truyền thống và gia nhập NATO vào tháng 4 năm 2023. Trong khi đó, Nga nhiều lần chỉ ra việc tiếp tục mở rộng khối quân sự do Mỹ dẫn đầu về phía đông là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến căng thẳng hiện nay với NATO.

(Theo RT)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.