Phân loại rác tại nguồn: Không thể trì hoãn thêm | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo quy định trong Luật Bảo vệ môi trường cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành, những chất thải rắn, rác của các hộ gia đình và cá nhân bắt buộc phải phân thành ba loại: chất thải có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm và chất thải rác sinh hoạt khác. Cũng theo luật này có quy định các cơ sở thu gom và vận chuyển có quyền từ chối thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình và các cá nhân nếu không phân loại hoặc không sử dụng bao bì đúng quy định. Thậm chí, họ có quyền yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý và xử phạt với hành vi này.
Tại Hà Nội, người dân ở 5 quận gồm: Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình và Nam Từ Liêm đã được chọn để thí điểm phân loại rác tại nguồn suốt 5 tháng qua. Trong quá trình thử nghiệm này, các hoạt động nâng cao nhận thức về phân loại rác đã được đẩy mạnh. Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực trung tâm và phố đi bộ, nơi mà lượng rác thải phát sinh rất lớn.
"Để phân loại rác hiệu quả, cần nâng cao nhận thức của người dân. Đầu tiên, cần hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật thu gom và phân loại rác. Tiếp theo, hạ tầng thu gom rác thải phải được cải thiện để hỗ trợ việc phân loại. Cuối cùng, cần có các chế tài về phân loại rác" - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho biết.
Tất nhiên, Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn phân loại rác cho người dân nhưng để đạt hiệu quả tối ưu nhất, mỗi cá nhân cần thay đổi nhận thức, thói quen hằng ngày với các loại rác.
Tại những chung cư mini, người dân hoang mang vì dẫu mình có chuẩn bị yếu tố cần thiết để phân loại rác ngay tại phòng thì cũng sẽ có chung một cái kết là đổ dồn hết vào thùng rác được trang bị sẵn ở dưới sân chung cư. Nhiều người đề xuất với chủ các chung cư rằng, hãy trang bị ba thùng rác theo tiêu chuẩn để tiện cho việc phân loại về sau.
Việc phân loại rác cần được thực hiện từ hộ gia đình, trường học, cơ quan cho đến nơi thu gom, tạo thành một hệ thống đồng bộ. Ví dụ, xe thu gom rác phân hủy sinh học có màu xanh, túi đựng và các thiết bị thu gom loại rác này cũng cần đồng nhất để dễ dàng phân biệt. Công tác tổ chức cần có sự liên kết từ phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết, vận chuyển đến xử lý.
"Rác thải phân loại đúng cách chính là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất. Chúng tôi đã điều tra và nhận thấy ở Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, sau khi triển khai phân loại rác, các loại vật liệu như nhựa, bìa carton hay sắt vẫn không đủ để cung cấp cho các doanh nghiệp và làng nghề” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam thông tin.
Nhìn lại mốc thời gian, độ nửa tháng nữa là tới mốc 1/1/2025, để đạt 100% mục tiêu phân loại rác tại nguồn rất khó khả thi nhưng không thể trì hoãn thêm. Khó khả thi là bởi ở nhiều địa phương, mới chỉ có một số quận, huyện được triển khai thí điểm, chứ chưa nhân rộng. Nhưng không thể trì hoãn thêm là bởi hiện nay, tình trạng ô nhiễm do ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phân người dân vẫn còn chưa cao. Đây là rào cản ban đầu khiến cách đây 20 năm, dù là địa phương tiên phong thí điểm phân loại rác nhưng Hà Nội chưa thành công. Các chuyên gia cho rằng, với quyết tâm mạnh mẽ, thời gian tới Hà Nội cần đảm bảo hai yếu tố: hạ tầng thu gom phải đồng bộ và đầu ra của rác thải đã phân loại phải rõ ràng để về đích mục tiêu giúp thành phố ngày càng sạch, đẹp hơn.
Thống kê cho thấy, nếu như thực hiện tốt phân loại rác tại nguồn, sẽ chỉ còn khoảng 25 - 30% rác thải phải mang đi chôn lấp hoặc xử lý tại các nhà máy và mang lại hiệu quả rất lớn với môi trường và sức khỏe con người. Theo kế hoạch, đến hết 31/12/2024, Hà Nội sẽ tổng kết thí điểm phân loại rác và có đánh giá để nhân rộng mô hình trên toàn địa bàn để việc phân loại rác tại nguồn thành công. Ý thức của chính người dân sẽ có vai trò rất quan trọng trong quyết tâm này của thành phố. Sau cùng: Hãy phân loại rác, vì đó là tài nguyên quý giá.
Tối và đêm 30/3, mưa nhỏ có khả năng quay trở lại, gió Đông bắc cấp 2 cấp 3, cảm giác rét buốt, nhiệt độ tại Thủ đô xuống mức thấp nhất 16- 17 độ.
Hơn 40.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong quý II; Triển vọng ngành F&B trong phát triển kinh tế tư nhân; Bảo hiểm có thể trả hàng tỷ baht vì động đất;... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
"Thanh minh trong tiết tháng Ba/Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh" - tiết Thanh minh nhắc nhở người Việt Nam ta hướng về cội nguồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Các bậc cha mẹ nên độc lập tài chính hay dồn tất cả vốn liếng để nương nhờ con? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra trong xã hội hiện đại, trong bối cảnh giá trị gia đình và sự tự chủ cá nhân có nhiều biến đổi.
Hơn 10 năm qua, tại Trường Phổ thông Cơ sở Nguyễn Đình Chiểu, thầy Ngô Văn Hiếu đã âm thầm gieo hạt giống tri thức, truyền cảm hứng cho những học trò cùng cảnh ngộ bằng chính nghị lực phi thường của mình.
Thông tuyến cao tốc Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025; Giảm 40% giá vé tàu cho người có công với cách mạng; CSGT Hà Nội tiếp nhận gần 20.000 hồ sơ cấp đổi GPLX;... là một số nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.
0