Phản ứng của các nước với thoả thuận tại COP28

Sau khi đại diện của gần 200 quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28 đạt được sự đồng thuận để bắt đầu kế hoạch giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu, nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra, đại diện của các nước đã bày tỏ quan điểm của mình về thỏa thuận này.

Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber gọi đây là một thỏa thuận mang tính "lịch sử" nhưng nhấn mạnh thành công thực sự của thoả thuận trên nằm ở quá trình thực hiện.

Thỏa thuận đạt được ở Dubai sau hai tuần đàm phán căng thẳng nhằm gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách rằng thế giới thống nhất mong muốn từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, điều mà các nhà khoa học cho là hy vọng lớn nhất cuối cùng để thoát khỏi thảm họa khí hậu. Một số quốc gia hoan nghênh thỏa thuận khó khăn này.

Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry cho biết :“Đây là thời điểm mà chủ nghĩa đa phương thực sự có hiệu quả và mọi lợi ích cá nhân cũng như lợi ích chung đều được quan tâm”.

Phản ứng của các nước với thoả thuận tại Cop 28

Hơn 100 quốc gia đã vận động mạnh mẽ để thỏa thuận COP28 có những ngôn ngữ mạnh mẽ kêu gọi"loại bỏ" việc sử dụng dầu, khí đốt và than đá, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liêth từ nhóm sản xuất dầu OPEC do Ả Rập Xê-út dẫn đầu, vốn cho rằng thế giới có thể cắt giảm lượng khí thải mà không loại bỏ các loại nhiên liệu cụ thể.

Một đại diện của Ả Rập Xê-út tại hội nghị thượng đỉnh COP28 hoan nghênh thỏa thuận vừa  đạt được nhưng khẳng định lập trường của quốc gia sản xuất dầu mỏ rằng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là giảm khí thải bằng cách sử dụng tất cả các công nghệ.

Các quốc đảo nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu lại nằm trong số những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch và nhận được sự ủng hộ của các nước sản xuất dầu khí khổng lồ như Mỹ, Canada và Na Uy, cùng với khối EU và nhiều chính phủ khác.

Một đại diện của Liên minh các Quốc đảo Nhỏ cũng phát biểu tại phiên họp toàn thể, cho rằng thỏa thuận đã được thông qua trước khi các đại biểu đến phòng họp và chỉ trích văn bản là thiếu tham vọng. Hội nghị đã phải kéo dài thêm một ngày để đạt được thỏa thuận.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 22/11, một người đàn ông đã tử vong và một người khác phải nhập viện sau khi một chiếc trực thăng rơi ở một vùng xa xôi của Australia.

Sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) quyết định ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant ngày 21/11 với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, hàng loạt các quan chức Mỹ đã có những phản ứng trái chiều trước vấn đề này.

Tân Hoa xã hôm 21/11 đưa tin, Cục địa chất tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc xác nhận một mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở miền nam Trung Quốc.

Đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) của Đức xác nhận sẽ đề cử ông Olaf Scholz làm ứng cử viên thủ tướng vào ngày 25/11 tới.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chỉ định bà Pam Bondi, cựu Tổng chưởng lý bang Florida làm lãnh đạo Bộ Tư pháp thay thế ứng cử viên Matt Gaetz vừa rút lui.

Trái với phản ứng gay gắt của chính giới Israel cùng nhiều quốc gia đồng minh, nhiều quốc gia khu vực đã yêu cầu các bên nghiêm túc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu do Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành.