Phân vùng phát thải thấp: Cơ hội cho giao thông công cộng
Dự kiến việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp, tiến tới hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm sẽ được thực hiện từ năm 2025. Theo nhiều chuyên gia, nếu giải pháp này được triển khai đúng lộ trình sẽ không chỉ góp phần giảm ô nhiễm môi trường mà còn giảm tắc đường và là cơ hội cho giao thông công cộng phát triển.
Theo dự thảo, vùng phát thải thấp là khu vực giới hạn trong thành phố, nơi có mức độ ô nhiễm không khí cao. Các phương tiện giao thông hoạt động ở khu vực này phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt. Phương tiện không đạt tiêu chuẩn sẽ bị hạn chế hoặc phải trả phí.
Dự thảo mới đưa ra 6 tiêu chí để xác định các khu vực hạn chế phát thải, bao gồm toàn bộ vùng bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế phát thải theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, phạm vi khu vực hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường được mở rộng so với dự thảo cũ.
Các khu dân cư tập trung tại 12 quận hiện nay (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Tây Hồ, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông), 5 quận dự kiến thành lập trong giai đoạn 2020 - 2025 (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng) và thành phố phía Bắc (Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (Hoà Lạc, Xuân Mai) sẽ là nơi triển khai thực hiện. Hoàn Kiếm sẽ là nơi đầu tiên thí điểm.
Ngoài ra còn bao gồm khu vực thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông theo mức phục vụ của đường đạt tiêu chuẩn LOS từ D đến F trên thang từ A. Trong đó, mức E là phương tiện bắt đầu ùn ứ và mức F là tắc đường.
Các khu vực có chất lượng không khí kém, đặc biệt là những nơi không đạt chuẩn quốc gia trong ít nhất một năm hoặc nơi có thể áp dụng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt hơn và có sự đồng thuận cao từ người dân cũng sẽ được đưa vào danh sách.
Theo nghiên cứu, khói khí thải của phương tiện giao thông là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm, chiếm 50 - 70%. Với gần 8 triệu phương tiện hiện có ở Hà Nội, chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông không ổn định, nếu không có giải pháp lâu dài, số lượng phương tiện tăng lên sẽ tỷ lệ nghịch với quỹ đất cho giao thông đô thị và khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Chị Nguyễn Thanh Trà (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) cho rằng: “Việc hạn chế các phương tiện đi lại là điều tốt vì Hà Nội bây giờ cũng ô nhiễm không khí ở mức độ cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tôi cũng mong có những phương án về phương tiện đi lại khác cho người dân để có thể đi lại thuận tiện”.
Cũng theo chuyên gia giao thông, song song với việc hạn chế, cần phải có tính toán phương tiện thay thế. Bởi phương tiện ít đi nhưng nhu cầu đi lại của người dân thì luôn tăng lên.
Đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, xem xét và tôn trọng trong quá trình điều chỉnh mọi quyền lợi và nhu cầu của cộng đồng dân cư tại địa phương là tiêu chí và nguyên tắc mà thành phố hướng tới khi áp dụng mô hình này. Ngoài góp phần bảo vệ môi trường, phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy cũng phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng, tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030. Đây cũng là tiền đề để phát triển hệ thống giao thông công cộng Thủ đô.
Sáng 26/12, tại Hà Nội, Quân uỷ Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân, nhằm đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2025.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Tạ Hoàng Ngọc (sinh năm 1996) trú tại tỉnh Phú Thọ để điều tra về tội "Trộm cắp tài sản".
Trong thời gian gần đây, Công an TP. Hà Nội liên tiếp phát hiện, bắt giữ nhiều vụ sản xuất, buôn bán, tàng trữ trái phép hàng cấm là pháo nổ. Điều này cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật về pháo vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nhất là cận kề cuối năm.
Như Đài Hà Nội đã đưa tin, Phòng An ninh Kinh tế - Công an thành phố Hà Nội vừa phát hiện Công ty Triệu nụ cười (xã An Khánh, huyện Hoài Đức) có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua bán đồng QFS (được gọi là tiền lượng tử) cho người dân.
Sáng 26/12, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của bị cáo Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và 24 bị cáo, cùng nhiều bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, phiên tòa đã bất ngờ phải trì hoãn.
Tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức chiều 26/12, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội thông tin, lực lượng chức năng vừa kê biên, thu giữ thêm nhiều tài sản liên quan đến đường dây lừa đảo trên không gian mạng của TikToker nổi tiếng Mr.Pips - Phó Đức Nam (sinh năm 1994, trú tại phường 8, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
0