Phanh phui vụ mua vắc xin Covid-19 dính đến chủ tịch EC

Một tòa án Bỉ sẽ tổ chức một phiên điều trần vào ngày 17/5, để quyết định xem các công tố viên Bỉ hay EU có thẩm quyền tiếp tục cuộc điều tra vụ án ‘Pfizergate’ về hợp đồng mua vắc xin Covid-19 mờ ám liên quan đến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Vào tháng 4/2021, tờ New York Times đã phanh phui câu chuyện được gọi là “Pfizergate”, cho thấy Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đàm phán hợp đồng cung cấp 1,8 tỷ liều vắc xin Covid-19 trong thời kỳ đại dịch với Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla qua tin nhắn trên điện thoại di động, nhưng các tin nhắn này vẫn chưa được tiết lộ cho đến ngày nay.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen

Sau khi vụ việc này bị phanh phui, nhà vận động hành lang người Bỉ chuyên về quan hệ thương mại EU-Trung Quốc Frédéric Baldan đã đệ đơn kiện bà Von der Leyen trước tòa án Liège vào tháng 4 năm 2023, cáo buộc bà “lạm dụng chức vụ và chức danh”, “hủy hoại tài liệu công” và “làm giàu bất hợp pháp và tham nhũng”.

Hàng chục tổ chức, cá nhân khác và thậm chí cả các quốc gia như Hungary và Ba Lan (dưới thời chính phủ trước đây do đảng PiS lãnh đạo), đã cùng tham gia khiếu nại với ông.

Lời buộc tội bà Von de Leyen trao đổi tin nhắn với ông chủ của Pfizer trước khi đạt hỏa thuận mua vắc xin lớn nhất của EU vào thời điểm đại dịch Covid-19 lên đến đỉnh điểm, được mệnh danh là “Pfizergate”.

Vụ án hiện đang được điều tra, đã được Văn phòng Công tố Châu Âu (EPPO) tiếp quản. Cơ quan này sẽ trình bày bản cáo trạng trong phiên điều trần và có thể tranh luận lý do tại sao họ phải chịu trách nhiệm điều tra trước Tòa án sơ thẩm ở Liège vào ngày 17/5.

EPPO chịu trách nhiệm về các vụ án gây thiệt hại cho ngân sách EU và các vụ án có tính chất xuyên quốc gia, cũng như các vụ có khả năng ảnh hưởng đến danh tiếng của các tổ chức EU và niềm tin của người dân.

Tuy nhiên, hai nguồn tin thân cận với vụ án nói với Euractiv rằng trong vụ này, thẩm phán người Bỉ không đồng ý với việc EPPO tiếp quản vụ việc và đang đặt câu hỏi liệu vụ án có thể tiếp tục nằm trong tay Bỉ hay không.

Các quy định của EU cũng nêu rõ rằng trong trường hợp có tranh chấp về quyền tài phán với một quốc gia thành viên, “các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải quyết định việc phân bổ quyền tài phán”.

Nói cách khác, tòa án Bỉ sẽ phải đánh giá xem yêu cầu tiếp quản vụ việc của EPPO có hợp pháp hay không và liệu cuộc điều tra đang diễn ra do thẩm phán điều tra Bỉ khởi xướng nên được kết thúc hay tiếp tục.

Ủy ban châu Âu hiện là tâm điểm của một loạt các vụ kiện tụng liên quan đến Pfizergate.

Ủy ban hâu Âu hiện là tâm điểm của một loạt các vụ kiện tụng liên quan đến Pfizergate.

Ngoài việc Thanh tra dân nguyện của EU kết luận rằng Pfizergate là một vụ án về “quản trị kém” và tờ New York Times đưa vụ việc ra trước Tòa án Công lý EU, dư luận đang chờ xem xem vụ việc ở Bỉ này diễn ra như thế nào và liệu các cáo buộc có thể gây tổn hại cho bà Von der Leyen khi bà đang chuẩn bị bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai hay không.

Trong thời kỳ Covid, Liên minh châu Âu đã triển khai một hệ thống mã QR trên toàn khối, từ đó cấp chứng nhận về việc tiêm chủng để có thể đi du lịch, giải trí và trong một số trường hợp là làm việc – ngay cả khi các báo cáo bắt đầu dấy lên nghi ngờ về mức độ tin cậy của việc tiêm vaccine trong việc  ngăn chặn lây nhiễm và tử vong. Có vẻ như Brussels chỉ quan tâm đến việc tiêm càng nhanh càng tốt. Các thành viên hoài nghi của Nghị viện châu Âu đã yêu cầu được biết ban lãnh đạo khối thực sự đã ký loại thỏa thuận nào với các nhà sản xuất loại thuốc tiêm này. 11 hợp đồng được ký để mua 4,6 tỷ liều vắc xin và 71 tỷ euro tiền công quỹ đã được chuyển cho Big Pharma (khoảng 10 hãng dược phẩm khổng lồ trên thế giới, trong đó có 7 hãng chính (Bayer, GlaxoSmithKline (GSK), Merck, Novartis, Pfizer, Roche, Sanofi-Aventis) được gọi là Big Pharma).

Cho đến nay, cả những công dân đã trả tiền cho toàn bộ số vắc xin đó cũng như những đại diện mà họ bầu ra đều không được biết đầy đủ về những giao dịch đó. Theo nghiên cứu được tổ chức phi chính phủ Global Health Advocates của Pháp và tổ chức phi lợi nhuận y tế StopAids có trụ sở tại Anh công bố năm ngoái, việc Ủy ban châu Âu “đã đồng ý với các yêu cầu bảo mật rộng rãi với các tập đoàn dược phẩm có thể không hoàn toàn phù hợp với luật pháp của EU”, và trong số các hợp đồng với AstraZeneca, Pfizer và Moderna, thì “hợp đồng Pfizer được điều chỉnh lại đáng kể nhất”. Cụ thể, họ lưu ý rằng Ủy ban châu Âu “đã điều chỉnh lại hầu hết thông tin về an toàn sản phẩm và bồi thường trong hợp đồng với Pfizer và Moderna”, kết luận rằng “có vẻ như hầu hết rủi ro đều do EU gánh chịu để có được quyền tiếp cận vắc xin".

Khoảng 4 tỷ euro vắc xin Covid bị đổ ra các bãi rác trên khắp châu Âu.

Các báo cáo cũng khiến người ta chú ý đến việc một số CEO của Big Pharma không quan tâm đến trách nhiệm giải trình đối với những khách hàng cuối cùng của họ, các công dân EU bình thường, những người trả tiền để tiêm vắc xin.

Đến năm 2020, bà Von der Leyen nói với New York Times bà đã trao đổi với giám đốc Pfizer qua tin nhắn trong một tháng vào thời điểm đại dịch lên đến đỉnh điểm, với kết quả là “một đơn đặt hàng 1,9 tỷ liều từ Pfizer” cho đến năm 2023, theo tờ báo, với tổng số 4,6 tỷ liều được đặt hàng từ tất cả các nhà sản xuất thuốc. Tại sao lại mua nhiều liều thuốc như vậy đối với dân số EU chỉ 448 triệu người? “Tôi tin chắc rằng dịch sẽ còn kéo dài,” bà nói với tờ báo vào tháng 4 năm 2021. Theo Politico, đến tháng 12 năm 2023, đại dịch đã kết thúc, khoảng 4 tỷ euro vắc xin Covid bị đổ ra các bãi rác trên khắp châu Âu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phát biểu trên truyền hình, thủ lĩnh Abdulmalik al-Houthi của lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố tất cả các tàu hướng đến Israel sẽ trở thành mục tiêu của Houthi ở bất kỳ khu vực nào mà lực lượng này có khả năng tiếp cận, không chỉ tại Biển Đỏ.

Quân đội Hàn Quốc vừa cho biết Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo chưa xác định ra vùng biển phía Đông nước này.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Arab lần thứ 33 diễn ra tại Manama, Bahrain, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần ngay lập tức chấm dứt chiến dịch tấn công của quân đội Israel ở dải Gaza và thúc đẩy thành lập Nhà nước Palestine độc lập để tạo lập an ninh và ổn định cho khu vực Trung Đông.

Phát biểu với các phóng viên tại Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân trong chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 2 ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bình luận về chiến dịch quân sự của Nga ở khu vực Kharkov của Ukraine.

Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Gerald Darmanin và các quan chức địa phương cho biết, cảnh sát nước này đã bắn chết một người đàn ông mang theo vũ khí, sau khi người này phóng hỏa một nhà thờ Do Thái tại thành phố Rouen.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm chính thức Trung Quốc trong hai ngày 16 và 17/5. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Nga sau khi nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, cho thấy Matxcơva rất coi trọng việc phát triển hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc.