Phanh tự động, tính năng bắt buộc với ô tô tại Mỹ
Chính phủ Mỹ vừa thông báo công nghệ phanh tự động khẩn cấp (AEB) sẽ trở thành tính năng bắt buộc đối với các mẫu xe ô tô mới bán tại thị trường Mỹ vào năm 2029. Mọi xe mới phải có khả năng tự động dừng lại và tránh va chạm với xe phía trước ở tốc độ 100 km/h cả ngày lẫn đêm, hay thậm chí lên tới 145 km/h trong trường hợp nguy cấp. Ngoài ra, xe ô tô cũng cần có khả năng phát hiện và tránh va phải người đi bộ phía trước khi đang ở tốc độ tối đa là 72 km/h.
Theo Chính phủ Mỹ, việc đưa công nghệ AEB trở thành tiêu chuẩn trên ô tô là một bước tiến trong lĩnh vực an toàn giao thông, nhằm giảm tai nạn và bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông. Công nghệ này ước tính có thể cứu sống gần 400 người mỗi năm và ngăn ngừa 24.000 ca chấn thương, giúp tiết kiệm chi phí y tế, bảo hiểm và sửa chữa xe.
Quy định này dự kiến chỉ làm tăng giá xe mới khoảng 84 đô la (khoảng 2 triệu đồng). Cục quản lý an toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) sẽ để các nhà sản xuất tự do chọn lựa cảm biến phù hợp. Các công ty sản xuất xe quy mô nhỏ sẽ được hưởng thêm 1 năm để thích nghi với quy định mới.
Gần 115.000 xe của Volkswagen sản xuất trước năm 2019 tại Mỹ vừa bị gọi hồi xưởng để sửa chữa do có nguy cơ nổ túi khí dù không xảy ra va chạm.
Cơ quan Quản lý An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đã áp đặt khoản phạt dân sự lên tới 165 triệu USD đối với hãng xe Ford. Lý do là Ford đã trì hoãn việc triệu hồi hơn 600.000 chiếc xe ô tô có lỗi ở camera chiếu hậu.
Porsche được biết đến là một hãng xe hiệu suất cao đi kèm với đó là những trang bị an toàn. Tuy nhiên, mới đây hãng này cũng đã phải phát đi thông báo gọi sửa chữa hơn 1.800 xe tại Mỹ để khắc phục lỗi.
Vào cuối tháng 11 này, sự chú ý của những người đam mê mẫu xe này sẽ hướng đến Nevada, khi chiếc Mercedes-Benz 300 SL Gullwing cuối cùng được chế tạo được đem ra đấu giá.
Hãng xe Nhật Suzuki vừa cho ra mắt mẫu sedan hạng A Drize tại Ấn Độ, mẫu xe đầu tiên của Suzuki đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của Global NCAP.
Nhà sản xuất ô tô General Motors (GM) của Mỹ đang tiến hành đưa gần 462.000 xe bán tải và SUV chạy bằng động cơ diesel về xưởng sửa chữa do lỗi hộp số có thể khiến bánh sau bị bó cứng, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
0