Pháp - Đức 'bắt tay' thúc đẩy công nghệ cao

Chuyến đi cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa Pháp và Đức trong việc đảm bảo chủ quyền công nghệ của châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực vi điện tử.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Trong khuôn khổ chuyến công du ba ngày tới Đức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp nước chủ nhà Frank-Walter Steinmeier đã đến thăm Viện Hệ thống vi mô quang tử Fraunhofer tại thành phố Dresden.

Chuyến đi cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa Pháp và Đức trong việc đảm bảo chủ quyền công nghệ của châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực vi điện tử.

Tại đây, hai nguyên thủ quốc gia và các đại diện cấp cao của hai chính phủ đã được giới thiệu các công nghệ cao trong lĩnh vực vi điện tử, kỹ thuật y tế và công nghệ lượng tử.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp nước chủ nhà Frank-Walter Steinmeier đã đến thăm Viện Fraunhofer tại thành phố Dresden.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Fraunhofer đã trình bày với Tổng thống Macron các thành phần mới nhất được sản xuất trên tấm bán dẫn, vòng cảm biến để theo dõi tình trạng trong kỹ thuật cơ khí và kính hiển vi quét laser để phát hiện tế bào ung thư trong phòng phẫu thuật theo thời gian thực.

Viện Fraunhofer có mối quan hệ hợp tác lâu dài với CEA-Leti, viện nghiên cứu hàng đầu của Pháp.

Nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp, hai viện cũng đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược như vi điện tử, công nghệ lượng tử, công nghệ năng lượng mặt trời và hydro, nền kinh tế tuần hoàn CO2 và các nguyên liệu thô quan trọng cũng như công nghệ pin tiên tiến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chúc mừng đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Đức hôm Chủ nhật (23/2), ngay sau khi kết quả thăm dò đầu tiên được công bố.

Các quốc gia sẽ tiếp tục đàm phán tại hội nghị COP16 vào ngày 25/2 tại Rome, Italia để thảo luận về cách giải ngân 200 tỷ USD mỗi năm nhằm bảo vệ đa dạng sinh học đến năm 2030.

Ngày 23/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, một thỏa thuận mới với Mỹ về khai thác khoáng sản của Ukraine đang được soạn thảo, thay cho đề xuất gây tranh cãi trước đó của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động với Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Canada, Mexico và các nền kinh tế lớn khác trên thế giới ngay sau khi nhậm chức đã đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ và mục tiêu của các cuộc chiến thương mại, cũng như kẻ thắng - người thua trong các cuộc chiến thương mại trong lịch sử.

Ông Friedrich Merz, lãnh đạo Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU) vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn tại Đức, đã kêu gọi châu Âu từng bước đạt được sự độc lập thực sự với Mỹ.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres ngày 23/2 đã nhấn mạnh sự cấp thiết phải đạt được một đề xuất hòa bình “công bằng, bền vững và toàn diện” để chấm dứt xung đột ở Ukraine.