Pháp hội cầu an tại Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên
Trong ba ngày từ mùng 6-8 Tết Quý Mão, Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa Phật giáo Ấn Độ Drukpa sẽ khai đàn và chủ trì Đại Pháp Hội cầu an, gia trì cát tường may mắn trong Pháp hội Đại Bi Quan Âm tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên.
Pháp hội Đại Bi Quan Âm cầu an và gia trì cát tường may mắn năm nay sẽ bắt đầu với lễ khai mở Đại Thangka Thongdrol Phật Quan Âm và khai quang Vườn Phật Mandala cùng 5 đường nhiễu ngũ sắc mới được kiến lập quanh ngôi Đại Bảo Tháp. Trong suốt ba ngày từ mùng 6-8 Tết, đại đàn cầu an gia trì cho tất cả các Phật tử, du khách hành hương tham dự, cùng nhiều nghi lễ theo đúng truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa.
Theo Ban tổ chức thông tin: Lễ Khai quang 5 đường nhiễu Phật - tượng trưng cho ngũ đại (địa, thuỷ, hoả, phong và không đại) của các vòng tròn Mandala mang ý nghĩa đem lại sự hộ trì, thành tựu viên mãn.
Bức Đại Thongdrol Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn hiện vẫn giữ Kỷ lục Việt Nam cho bức tranh Phật lớn nhất là kiệt tác độc bản thêu trên gấm cao cấp có kích thước khổng lồ 12 x16 mét. Tác phẩm nghệ thuật quý giá này được trao tặng cho Đại Bảo Tháp Tây Thiên năm 2017 và chỉ được khai mở nhân dịp Pháp hội Đại Bi Quan Âm Đại Bảo Tháp.
Cùng với đó là công trình nhà Đại Mandala ngọc đá quý Phật Quan Âm Đại Bi Thiên Thủ Thiên Nhãn có đường kính kỷ lục 9 mét được các vị Cao Tăng Truyền thừa Drukpa kiến lập năm 2018 tại Đại Bảo Tháp.
Đây là lần đầu tiên Pháp hội Đại Bi Quan Âm Tây Thiên tổ chức đúng vào dịp Tết cổ truyền – là thời gian được cho là cát tường nhất trong năm để du khách Phật tử cả nước có thể mở lòng đón nhận năng lượng tích cực nhất của mùa xuân, cùng gửi gắm nguyện cầu về những điều an lành, hạnh phúc nhất cho bản thân và gia đình trong năm mới.
Nhân dịp này, nhiều hoạt động văn hóa, theo Phật giáo Kim Cương thừa sẽ được cử hành như Đại lễ Cầu an, gia trì may mắn cát tường cho năm mới Quý Mão.
Đầu xuân, đến với Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, trong âm thanh chân ngôn vang vọng, trong không gian của những sắc màu linh thiêng hội tụ, mỗi chúng ta có thể lắng lại để cảm nhận những năng lượng tốt lành để trải nghiệm những niềm sâu lắng khó nói thành lời, để “trở về” với chính mình, với Tịnh độ màu nhiệm trong tâm.
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Tiếp nối thành công từ 3 mùa lễ hội trước, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” sẽ mang đến cho công chúng những trải nghiệm khác biệt, giúp cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo để kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ người Việt nói chung và người dân Thủ đô đã xây đắp, tạo dựng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
0