Pháp không gửi quân tới Ukraine trong tương lai gần

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 4/3 khẳng định Pháp không có kế hoạch gửi quân tới Ukraine trong tương lai gần.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Trả lời phỏng vấn báo Pravo của Cộng hoà Séc về tuyên bố của ông tại hội nghị về Ukraine ở Paris ngày 26/2, nhà lãnh đạo Pháp nói: “Trả lời câu hỏi về việc triển khai lực lượng đến Ukraine, tôi đã nói rằng không loại trừ khả năng nào”. Nhưng “điều đó không có nghĩa là chúng tôi đang có kế hoạch triển khai lực lượng Pháp tới Ukraine trong tương lai gần. Chúng tôi đang mở một cuộc thảo luận và đang cân nhắc mọi khả năng có thể để hỗ trợ Ukraine, trước hết là bảo vệ lãnh thổ Ukraine”.

Theo Tổng thống Pháp, các bên tham gia hội nghị về Ukraine ở Paris ngày 26/2 đã nhất trí về 5 lĩnh vực hợp tác, đó là an ninh mạng, sản xuất chung các mặt hàng quân sự cho Ukraine, hỗ trợ an ninh cho hầu hết các quốc gia dễ bị tổn thương trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, trước hết là Moldova, hỗ trợ Ukraine ở biên giới với Belarus và hợp tác trong hoạt động rà phá bom mìn.

Tại hội nghị, các bên đã thảo luận về việc gửi binh lính tới Ukraine, Tổng thống Pháp cho biết. Mặc dù không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này nhưng ông Emmanuel Macron vẫn để ngỏ khả năng xảy ra một kịch bản như vậy trong tương lai. Sau hội nghị, hầu hết các nước tham gia đều cam kết không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine để chống Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh: “Tôi luôn nói rõ về giới hạn của chúng tôi: chúng tôi không chống lại người Nga và không đẩy căng thẳng leo thang”.

Trước đó, ngày 27/2, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne nói rằng sự hiện diện của quân đội phương Tây ở Ukraine có thể cần thiết để cung cấp một số hình thức hỗ trợ nhất định, chẳng hạn như trong các hoạt động rà phá bom mìn và huấn luyện binh lính Ukraine. Tuy nhiên, sự hiện diện đó không có nghĩa là họ sẽ tham gia vào cuộc xung đột./.

(Theo TASS)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một công dân Hàn Quốc đã bị bắt giữ tại sân bay Lima của Peru khi mang theo một số lượng lớn côn trùng độc trên người như nhện, rết, kiến đạn.

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá thiệt hại vật chất và tổn thất kinh tế do cuộc xung đột gây ra cho Liban ước vào khoảng 8,5 tỷ USD, với một loạt lĩnh vực quan trọng bị ảnh hưởng nặng nề và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy ở quốc gia Trung Đông này.

Ngày 14/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết, ông sẽ đề cử ông Doug Collins, cựu thành viên Hạ viện đến từ bang Georgia, làm người lãnh đạo Bộ Cựu chiến binh trong chính quyền của ông.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa bắt đầu cuộc tập trận chung Freedom Edge lần thứ hai tại vùng biển Hoa Đông, kéo dài ba ngày, nhằm tăng cường khả năng phối hợp và ứng phó với các tình huống phòng không, phòng thủ tên lửa, tác chiến mạng và chống tàu ngầm.

Bên lề cuộc gặp cấp cao của các nước thành viên APEC tại Lima (Peru), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau. Đây là gặp lần thứ ba và sẽ là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sắp kết thúc của ông Biden.

Quân đội Israel hôm 14/11 thông báo đã tấn công hơn 300 mục tiêu của Phong trào Hezbollah ở Liban trong tuần qua, phá hủy nhiều kho vũ khí và loại khỏi vòng chiến đấu hơn 200 tay súng đối địch.