Pháp, nước đầu tiên đưa quyền nạo phá thai vào Hiến pháp
Dự luật mang tính lịch sử do Tổng thống Emmanuel Macron đề xuất, được thông qua với 780 phiếu thuận và 72 phiếu chống. Việc phá thai vốn nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Pháp và đã được hợp pháp hóa từ năm 1975.
Biện pháp của Pháp được coi là tiến một bước xa hơn so với Nam Tư cũ, với hiến pháp năm 1974 quy định rằng “một người có quyền tự do quyết định việc sinh con”. Nam Tư giải thể vào đầu những năm 1990, và tất cả các quốc gia kế thừa đã áp dụng các biện pháp tương tự trong hiến pháp của họ, cho phép phụ nữ được phá thai một cách hợp pháp, tuy nhiên không đảm bảo điều đó một cách rõ ràng.
Trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Pháp Gabriel Attal đã phát biểu trước hơn 900 nhà lập pháp tập trung tại phiên họp chung ở Versailles và kêu gọi họ đưa Pháp trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về quyền phụ nữ.
“Chúng ta có cơ hội thay đổi lịch sử,” ông Attal nói trong một bài phát biểu đầy cảm động và quả quyết.
Thủ tướng Pháp cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với Simone Veil, một nhà lập pháp nổi tiếng, cựu bộ trưởng y tế và nhà hoạt động nữ quyền, người đã ủng hộ dự luật phi hình sự hóa việc phá thai ở Pháp vào năm 1975.
“Hãy làm cho Simone Veil tự hào,” ông Attal nói.
Không có đảng chính trị lớn nào của Pháp phản đối dự luật về quyền phá thai, kể cả đảng Tập hợp Quốc gia cực hữu của bà Marine Le Pen và đảng Cộng hòa bảo thủ.
Bà Le Pen, người đã giành được số ghế kỷ lục trong cuộc bầu cử Quốc hội hai năm trước, hôm thứ Hai cho biết đảng của bà dự định bỏ phiếu ủng hộ dự luật nhưng nói thêm rằng “không cần thiết phải biến đây thành một ngày lịch sử”.
Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy sự ủng hộ đối với quyền phá thai trong công chúng Pháp ở mức hơn 80%, phù hợp với các cuộc khảo sát trước đó. Cuộc thăm dò tương tự cũng cho thấy đa số người dân ủng hộ việc đưa quyền phá thai vào hiến pháp.
Rất đông các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ đã tập trung tại Trocadero Plaza, cùng reo hò vui mừng khi có kết quả bỏ phiếu. Những người khác đã ăn mừng trên khắp nước Pháp ngay cả trước khi phiên họp quốc hội bắt đầu./.
(Theo AP)
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/11 tuyên bố đã hạ sát hàng loạt chỉ huy Hezbollah ở Syria và Liban, bao gồm cả lãnh đạo tình báo và một số chỉ huy cấp cao khác.
Theo thông báo từ Quân đội Hàn Quốc, vào rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.
Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.
Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.
Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.
Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.
0