'Pháp sư cầu mưa' nói gì khi công an mời lên làm việc?

Về vụ việc 'pháp sư cầu mưa' lại trở nên rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội thời gian gần đây, Công an huyện Mỹ Đức cho biết, ngay sau khi xuất hiện hiện các thông tin liên quan tới vụ việc ông Lê Minh Hoàng được giới thiệu cầu mưa giải hạn hán cho TP. HCM cũng như các tỉnh, thành phía Nam, đơn vị đã triệu tập người này tới làm việc. Vậy trong quá trình xác thực, vị 'pháp sư' này đã nói gì?

Có hay không câu chuyện "cầu mưa hạn hán" thành công?

"Pháp sư cầu mưa" trình báo cáo xin được giúp dân

Trong buổi làm việc tại UBND xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, ông Lê Minh Hoàng trình bày, bản thân là người nghiên cứu trong lĩnh vực thời tiết, ông Hoàng có khả năng cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa. Do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân xã Mỹ Thành nên ông Hoàng đã tìm cách liên hệ với ông Đinh Quang Hải - Giám đốc HTX nông nghiệp xã Mỹ Thành để lấy số liệu diện tích canh tác nông nghiệp.

Ông Lê Minh Hoàng (áo xanh than) từng được mời đến làm việc tại trụ sở xã Mỹ Thành ngày 15/02

Cụ thể, cách đây gần một năm, vào tháng 8/2023, ông Hoàng đã liên hệ với ông Đinh Quang Hải qua số điện thoại để xin số liệu diện tích canh tác và xin được cầu nguyện mưa gió thuận hòa để người dân xã Mỹ Thành canh tác nông nghiệp được thuận lợi. Đến ngày 12/09/2023, ông Hoàng có trình ông Hải ký bản báo cáo “Giảm lúa đổ ngã do gió bằng cách cầu nguyện xin” do ông soạn thảo. Sau đó, ông Hoàng có liên hệ cơ quan dịch thuật; Thư ký Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn để gửi báo cáo. Đồng thời, ông Hoàng có chụp ảnh gửi bản báo cáo gửi quan mạng xã hội Zalo cho hai nhà báo.

Về phía mình, ông Đinh Quang Hải khẳng định, giữa mình và ông Hoàng không có mối quan hệ gì. Vào lúc 15h ngày 12/09/2023, ông Hoàng đến trình ông Hải bản báo cáo. Ông Đinh Quang Hải cũng thừa nhận, do bản thân không tỉnh táo nên đã xác nhận vào bản báo cáo của ông Hoàng.

Cũng trong tháng 9/2023, ông Lê Minh Hoàng gửi báo cáo cho UBND huyện Mỹ Đức về việc ông sử dụng “năng lực đặc biệt” của mình thành công trong cầu xin giảm thiên tai tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức. Cụ thể, ông cho biết, trong nhiều năm ông đi thăm quan nhiều nơi, thấy vụ xuân hè toàn gieo mạ và cấy đúng những ngày rất đậm rét hại, gây cho mạ chết, lúc cấy nhiệt độ quá thấp khiến cho thợ cấy tê cứng chân tay. Khi đi qua xã Mỹ Thành, ông thấy người dân đi do lúa ngã đổ, nhiều nhà không buộc kịp dẫn đến lúa bị mọc mầm cả cánh đồng. Ông Hoàng có hỏi một số bà con: “Các bà buộc lúa thể mất thời gian buộc bao nhiêu công thì được một sào?". Khi biết người dân phải mất 2-3 công để thực hiện việc này, ông Hoàng đã bày tỏ: “Tôi muốn giúp các bà đỡ thiệt hại và lúa đỡ bị ngã đổ, các bà có đồng ý không?” thì nhận được sự đồng ý của bà con.

Sau đó, ông Hoàng đã âm thầm nghiên cứu, cầu nguyện, tìm các giải pháp với mong muốn giúp đỡ bà con nhân dân giảm được những thiệt hại do mưa gió gây ra.

Trong báo cáo gửi tới UBND huyện Mỹ Đức vào năm 2023, ông Lê Minh Hoàng có liệt kê cụ thể một số thành tựu mà mình đạt được với diện tích cấy lúa 243,6 ha của bà con xã Mỹ Thành cùng với đó là những so sánh lượng mưa cùng ngày của năm 2022 với năm 2023 như sau:

- Ngày 8/8 - 13/8/2022: mưa ngập đến ngọn lúa. Khi gặt xong làm vụ đông lại bị mưa ngập chết hết đậu tương và các cây hoa màu khác. Thời kỳ lúa từ lúc cây đến lúc lúa làm đông gặp mưa rào to đúng đợt.

- Ngày 30/7/2023: trong lúc lúa đỏ ngọn gặp mưa rào, gió lần 1 giật cấp 2, cấp 3, kết quả gió gây cho một số nhà lúa bị nghiêng.

- Vào lúc 20h ngày 23/8/2023: lúa vài nhà toàn xã bị hơi nghiêng do gió.

- Giữa lúc lúa chín, vào hồi 15h44 ngày 27/8/2023: mưa dông gió giật từng cơn, 16h04 hết gió giật, cả xã lúa ngã đô thị thoảng mới có từng chòm. Lúc 15h44, tôi thấy gió giật từng cơn, tôi dâng lời cầu nguyện xin giảm gió cho lúa khỏi bị ngã đổ để bớt thiệt hại cho xã viên.

- Ngày 9/9/2023: nhân dân toàn xã bắt đầu gặt, lúa tốt, vàng đẹp, sáng quả, ước tính giảm ngã đổ đạt được 80% so với năm 2021 - 2022 trở về trước.

Câu chuyện cầu mưa có bằng chứng khoa học?

Khi được hỏi về vấn đề tính xác thực của số liệu của bản báo cáo, ông Lê Minh Hoàng cho biết: “Số liệu trong bản báo cáo do tôi ước lượng diện tích qua chứng kiến bằng mắt thường diện tích lúa trên xã Mỹ Thành, không dựa trên cơ sở thống kê đầy đủ. Hình thức tôi sử dụng là cầu nguyện tại nhà. Số liệu về thời tiết trong bản báo cáo do tôi ghi chép lại. Bản thân tôi không có quan hệ gì với anh Đinh Quang Hải”.

Về tỷ lệ giảm ngã đổ là 80% được đề cập trong bản báo cáo, ông Hoàng cho biết đây là số liệu do ông ước lượng chứ không có cơ quan, số liệu chính thống nào cung cấp.

Thiếu tá Đỗ Ngọc Tuấn, Đội trưởng Đội An ninh khẳng định, ông Lê Minh Hoàng không có khả năng siêu nhiên hay năng lực đặc biệt “hô mưa, gọi gió”.

Thiếu tá Đỗ Ngọc Tuấn, Đội trưởng Đội An ninh khẳng định, ông Lê Minh Hoàng không có khả năng siêu nhiên hay năng lực đặc biệt “hô mưa, gọi gió”

“Đến thời điểm này, ông Hoàng chưa đưa ra bất cứ bằng chứng có cơ sở khoa học nào của các cơ quan, tổ chức hay chính quyền các địa phương khẳng định ông đã dùng khả năng “đặc biệt” của mình để hỗ trợ, giảm thiểu thiên tai, thiệt hại cho người dân hay các đơn, tổ chức”, - ông Đỗ Ngọc Tuấn cho biết.

Hàng xóm láng giềng nói gì về "pháp sư cầu mưa"?

Xác minh nhân thân ông Lê Minh Hoàng ở thôn Phúc Khê cũng như ở chính quyền, công an xã Bột Xuyên đều cho thấy, ông Hoàng là một thợ mộc bình thường, nhân thân tốt và công việc chính là thợ tiện. Từ trước tới nay, ông cũng chưa có bất cứ hỗ trợ hay can thiệp nào bằng khả năng tự phong của mình cho mùa màng, thiên nhiên hay giúp cải thiện các ảnh hưởng từ thiên tai, thảm họa tại địa phương. Người dân trong thôn, xóm quanh nơi ông Hoàng ở đều phủ nhận các thông tin về khả năng “khác người” của người đàn ông.

Người dân trong thôn, xóm quanh nơi ông Hoàng ở đều phủ nhận các thông tin về khả năng "cầu mưa hạn hán" của người đàn ông. Ảnh minh hoạ: VOV

Hiện, Công an huyện Mỹ Đức đã gửi yêu cầu ông Lê Minh Hoàng không tái diễn việc cung cấp, lan truyền các thông tin thiếu kiểm chứng, thiếu tính khoa học… gây ảnh hưởng tới dư luận và khuyến cáo người dân cẩn trọng không tiếp nhận và lan truyền các thông tin tương tự. Liên quan tới vụ việc vừa qua, bước đầu Công an huyện Mỹ Đức xác định: Nguyên nhân xuất phát từ quan điểm cá nhân ông Hoàng với mong muốn góp sức mình vào việc giải quyết hạn hán tại các tỉnh thành phía Nam.

Công an huyện Mỹ Đức đã gửi yêu cầu ông Lê Minh Hoàng không tái diễn việc cung cấp, lan truyền các thông tin thiếu kiểm chứng, thiếu tính khoa học… gây ảnh hưởng tới dư luận

"Pháp sư cầu mưa" cũng từng nhận được đề xuất của Tiến sĩ thuỷ lợi

Trước đó, Ông Lê Minh Hoàng là nhân vật thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận khi được Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ thuộc Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, giới thiệu với Chi cục Thủy lợi TPHCM là có khả năng "hô mưa gọi gió".

Văn bản đề cử ông Lê Minh Hoàng được ký bởi tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp. Ảnh: Người Lao Động

Căn cứ để Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp đề cử ông Hoàng với Chi cục Thủy lợi TP. HCM là văn bản báo cáo “Giảm lúa đổ ngã do gió bằng cách cầu nguyện xin” (trên địa bàn xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức) do ông Hoàng tự làm và có xác nhận của HTX Nông nghiệp xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức về khả năng “đặc biệt” của ông Hoàng. Nội dung này đã được Đảng ủy, UBND xã Mỹ Thành, công an xã và Đội An ninh công an huyện, một số đơn vị liên quan làm rõ trong sáng ngày 15/02 tại buổi làm việc với cá nhân ông Hoàng.

Riêng việc ký, xác nhận và đóng dấu của HTX Nông Nghiệp trong văn bản này, GĐ HTX là ông Đinh Quang Hải thừa nhận sai sót và xin chịu trách nhiệm về nội dung này. Ông Lê minh Hoàng cũng có ý kiến, xin tự rút các báo cáo “Giảm lúa đổ ngã do gió bằng cách cầu nguyện xin” đã gửi đi Bộ NN&PTNT, Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ thuộc Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Nắng mới", ban nhạc của những người khiếm thị được một chàng trai khiếm thị thành lập, nhằm hỗ trợ người khiếm thị có cơ hội thể hiện năng khiếu và đam mê âm nhạc.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ cho biết, trưa và chiều nay (30/4), thành phố Hà Nội tiếp tục nắng nóng gay gắt; nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ C.

Dự báo thời tiết tại Hà Nội có thể lên tới 41 độ vào ngày 30/4. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giúp người dân đi lại an toàn, thuận lợi, lực lượng chức năng, trong đó có cảnh sát giao thông căng mình làm nhiệm vụ trên từng tuyến đường.

Hiện nay du lịch Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa, lượng khách quốc tế vẫn duy trì ở mức trên 1,55 triệu lượt trong tháng này.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 29/4, ghi nhận có 32 điểm đo trên cả nước nhiệt độ cao trên 38 độ C, nhiều khu vực có mức nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 40 độ C như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...

Nhiều người dân Hà Nội chọn các tour khám phá Hải Phòng bằng đường sắt để có những trải nghiệm mới mẻ. Để đáp ứng nhu cầu đó của người dân, dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, các chuyến tàu đi và đến Hải Phòng đều tăng.