Phạt 2 công ty dược sản xuất thuốc kém chất lượng

Ngoài phạt tiền 230 triệu đồng, Cục Quản lý Dược buộc hai công ty dược tiêu hủy toàn bộ lô thuốc viên nén Neometin kém chất lượng và 75 lọ chất đánh dấu từ nguyên liệu đã hết hạn sử dụng.

Hình minh họa

Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Tạ Mạnh Hùng vừa ký 2 văn bản xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Genome Pharmaceutical (Pvt) Ltd (Pakistan) và Công ty cổ phần y học Rạng Đông – Chi nhánh tại TP.HCM.

Hai công ty này bị phạt số tiền là 230 triệu đồng kèm theo một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Cụ thể, Công ty Genome Pharmaceutical (Pvt) Ltd (Pakistan) là đơn vị sản xuất thuốc Viên nén Neometin, số giấy đăng ký lưu hành VN-17936- 14, số lô 074; ngày sản xuất 07/2020, hạn dùng 07/2022, vi phạm chất lượng mức độ 2.

Đại diện chấp hành quyết định xử phạt này của Bộ Y tế là Công ty TNHH MTV Dược phẩm PV Healthcare (có địa chỉ tại TP.HCM). Bộ Y tế quyết định xử phạt số tiền 70 triệu đồng và buộc công ty tiêu hủy toàn bộ lô thuốc Viên nén Neometin vi phạm chất lượng. 

Thuốc viên nén Neometin được chỉ định điều trị viêm, nấm vùng kín. Liên quan lô thuốc Viên nén Neometin này, trước đó, ngày 30/6, Cục Quản lý dược đã có công văn yêu cầu thu hồi toàn quốc lô thuốc do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. 

Với Công ty cổ phần y học Rạng Đông – Chi nhánh tại TP.HCM, Cục Quản lý dược cho rằng đơn vị này vi phạm khi sản xuất 75 lọ (lọ 10ml) chất đánh dấu từ nguyên liệu 18O Water, số lô 190408004-3 đã hết hạn sử dụng. 

Vì thế, Cục xử phạt số tiền 160 triệu đồng; tước quyền sử dụng trong 6 tháng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do Bộ Y tế cấp. Công ty cũng bị buộc tiêu hủy 75 lọ (lọ 10ml) chất đánh dấu đã hết hạn sử dụng.  

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Triển khai ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư được xem là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của năm 2024 - đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải tại hội nghị trực tuyến quán triệt và tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến quy trình tạo lập thông tin, dữ liệu về PCCC diễn ra vào chiều 7/5.

Sáng 7/5, Đoàn Kiểm tra số 2 của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Thành uỷ Hà Nội, do Trưởng ban Dân vận Thành uỷ Đỗ Anh Tuấn làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại quận Long Biên.

Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, do ông Kim Hae Gwang, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Công đoàn thành phố Seoul, Hàn Quốc, dẫn đầu.

Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể không nói đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự kiệt xuất với tư duy chiến lược vượt trội, từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành vị đại tướng nhân dân, được thế giới đánh giá là một trong 10 vị tướng vĩ đại nhất, xếp ngang hàng với Alexander Đại đế, Hoàng đế Napoleon, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn...

Sáng 7/5, trước giờ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đoàn đại biểu Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm trưởng đoàn đã dâng hoa, dâng hương tại đền thờ liệt sĩ ở chiến trường Điện Biên Phủ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi vòng hoa viếng các anh hùng liệt sĩ.