Phát hiện hồ nước khổng lồ trên sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu mới cho thấy bên trong lòng sao Hỏa có khả năng chứa lượng nước ngầm cực lớn, có thể tạo ra các đại dương trên bề mặt của hành tinh này.

Nghiên cứu được đăng trên chuyên san khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences sử dụng dữ liệu thu được từ thiết bị đo địa chấn của tàu đổ bộ InSight của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trong sứ mệnh từ năm 2018-2022.

Phát hiện hồ nước khổng lồ trên sao Hỏa

Trong bốn năm, thiết bị đã đo đạc dữ liệu địa chấn trên sao Hỏa và xác định vật chất bên dưới bề mặt của hành tinh liền kề trái đất. Theo nghiên cứu, có một lượng nước ngầm lớn bên dưới những vết nứt, kẽ đá ở lớp vỏ sao Hỏa. Lớp vỏ này có độ sâu từ 11,5-20 km.

Nhóm nghiên cứu cho rằng lượng nước bên dưới lớn đến mức có thể bao phủ toàn bộ sao Hỏa với độ sâu đến 1,6 km. Theo các nhà nghiên cứu, nước lỏng nằm sâu bên dưới bề mặt sao Hỏa có khả năng cung cấp các điều kiện thuận lợi để duy trì sự sống của vi khuẩn, trong quá khứ hoặc hiện tại. Phát hiện này thúc đẩy việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất và cho thấy điều gì có thể đã xảy ra với các đại dương cổ đại của sao Hỏa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.