Phát hiện mộ táng của người Việt thời tiền Đông Sơn
Đó là một trong những kết quả khai quật khảo cổ được các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và các cơ quan liên quan đã tiến hành khai quật khảo cổ tại phía Tây di chỉ khảo cổ Vườn Chuối.
Đợt khai quật này đã làm xuất lộ cơ bản không gian phân bố và những dấu tích quan trọng nhiều di vật tiêu biểu về mặt bằng sinh sống thời Đông Sơn, góp phần cung cấp đầy đủ hơn chứng cứ về sự có mặt của con người và lịch sử dân tộc Việt nam thời tiền sơ sử.
Cuộc khai quật phía tây Di chỉ Vườn Chuối đã triển khai 40 hố khai quật, mỗi hồ có diện tích 100m². Đoàn nghiên cứu đã phát hiện hơn 70 mộ táng tiền Đông Sơn và 40 mộ táng Đông Sơn, chia thành 2 giai đoạn mộ Đông Sơn sớm và mộ Đông Sơn muộn. Hệ thống di cốt trong các mộ táng thuộc các giai đoạn khác nhau và vẫn còn được bảo tồn khá tốt.
Những phát hiện mới này sẽ giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn khi triển khai nghiên cứu về nhân chủng học, di truyền, bệnh lý, vận động, chế độ dinh dưỡng... của người Việt cổ trong thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam.
Tính đến nay, đợt khai quật đã thu được nhiều di vật thuộc các nhóm chất liệu đá, đồng, gốm, xương, sắt… thuộc nhiều giai đoạn khác nhau từ Phùng Nguyên muộn đến Đông Sơn muộn. Trong số này, đồ gốm vụn có số lượng nhiều nhất với khoảng trên 10 tấn gốm đã thu về lưu trữ trong kho tạm và còn nhiều cụm gốm tùy táng vẫn đang được lưu trữ tại hiện trường. Bảo tàng Hà Nội là đơn vị đảm nhận công tác lưu giữ và bảo quản.
Di chỉ Vườn Chuối được phát hiện từ cách đây 55 năm, những nghiên cứu từ hơn 20 năm qua đã xác định đây là di chỉ cư trú mộ tàng có tầng văn hóa dày phát triển qua nhiều giai đoạn tiền Đông Sơn - Đông Sơn.
Cùng một số rất ít di tích như Đồng Đậu, Đình Tràng, di chỉ Vườn Chuối có thể chứng minh cho sự phát triển liên tục của thời đại kim khí ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, trái ngược với những giá trị lịch sử văn hóa quý báu của Vườn Chuối, công tác bảo tồn di tích lại diễn ra khá chậm. Đến nay, Vườn Chuối mới chỉ được ghi vào danh mục kiểm kê di tích.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.
Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.
Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.
Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.
0