Phát hiện quan trọng tại Di chỉ khảo cổ Vườn Chuối
Phát hiện mới tại di chỉ khảo cổ Vườn Chuối
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quý, Viện Khảo cổ học Việt Nam - người được giao trọng trách chủ trì khai quật di chỉ Vườn chuối (Kim Chung - Di Trạch - Hoài Đức), đã chia sẻ những câu chuyện rất thú vị về những ngôi mộ cổ nơi đây.
Tại Khu vực phía Tây của di chỉ bao gồm 6 ngàn m², các nhà khảo cổ tìm thấy một bộ xương có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các nhà khảo cổ xác định bộ xương này là của một người thủ lĩnh, có niên đại cách đây khoảng 2.100 đến 2500 năm, thời kỳ văn hóa Đông Sơn.
Còn nhà khảo cổ học Nguyễn Thơ Đình, Phòng Khảo cổ học Sơ sử - Viện Khảo cổ học Việt Nam cũng đã dày công nghiên cứu gần 1 năm nay với bộ xương có niên đại khoảng 3.500 năm. Dưới sự hợp tác của các giáo sư sử học, khảo cổ học đầu ngành, đã có rất nhiều câu chuyện đáng lưu ý về sự tồn tại của xã hội người Việt cổ, thời Đông Sơn.
Người sưu tầm cổ vật tại di chỉ Vườn Chuối
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có những di tích của người Việt cổ, ông Phạm Văn Hùng, người làng Lai Xá (xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) có cơ duyên được tiếp xúc và làm việc tại hiện trường khai quật ở Vườn Chuối và Chùa Gio.
Thường xuyên tiếp xúc với những đoàn khảo cổ học, ông dần có thêm kiến thức về bộ môn này, cộng với niềm đam mê sẵn có, kho tàng cổ vật tại di chỉ Vườn Chuối của ông ngày một nhiều hơn. Từ những mảnh đá, đồng, sứ… giờ ông đã có cả một bảo tàng với nhiều đồ quý hiếm.
Nhờ có sự giúp đỡ của GS. Nguyễn Văn Huy, cựu Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đến nay, bộ sưu tập những hiện vật nhặt được tại Vườn Chuối của ông Hùng đã trở thành Bảo tàng di chỉ Vườn Chuối tại nhà ông.
Để bảo quản đồ cổ vật không phải là việc đơn giản, ông Hùng đã nhiều lần thất bại mới tìm được cách giữ được những nét tinh xảo trên mỗi món đồ quý như: dao, mũi tên, lá chắn ngực, rìu, vòng tay…
Ông Nguyễn Văn Thắng vừa là người bạn thân lâu năm của ông Hùng, vừa là người dành nhiều tâm huyết để gìn giữ những cổ vật quý tại bảo tàng Lai Xá. Mỗi ngày, đôi bạn già lại cùng nhau ôn lại những giá trị quý báu của mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Và hai ông nghe thấy có ai đó nhặt được hiện vật gì cũng tìm cách xin lại để thực hiện dần khát khao xây dựng một Bảo tàng khảo cổ học Vườn Chuối.
Với người làng Lai Xá, khát khao của họ là đóng góp công sức nhỏ bé của mình để bảo tồn văn hoá cộng đồng trên mảnh đất Lai Xá quê hương.
Bảo tồn cụm di tích Vườn Chuối
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Vườn Chuối đòi hỏi phải có cách ứng xử phù hợp với di sản văn hóa, trong bối cảnh mới di sản khảo cổ học là một phần của lịch sử văn hóa của dân tộc. Và trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chính những di sản khảo cổ sẽ là chứng cứ vật chất rõ ràng nhất về lịch sử phát triển của dân tộc, là những thứ phản ánh rõ ràng nhất bản sắc của dân tộc ta.
Có những hiện vật cần được chúng ta xử lý, lưu giữ nhưng cũng có những hiện vật cần phải được trưng bày. Đây chính là cách để cho thế hệ mai sau có thể cùng lắng nghe, cùng chia sẻ những câu chuyện lịch sử của những hiện vật này. Đó là cách để chúng ta tôn vinh các di sản quý báu của cha ông để lại cho thế hệ mai sau.
Dựa trên những kết quả khai quật và nghiên cứu, mới đây, các nhà khoa học đã kiến nghị Sở Văn hóa và Thể thao cùng UBND thành phố Hà Nội nhanh chóng công nhận Di chỉ Vườn Chuối là di tích khảo cổ học cấp thành phố. Khi được công nhận, di tích này sẽ được bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Đồng thời, Di chỉ Vườn Chuối sẽ có kế hoạch cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài, trở thành một địa điểm nghiên cứu đối với các nhà khoa học và là một địa điểm tham quan ý nghĩa thu hút được sự quan tâm của công chúng yêu thích lịch sử văn hóa.
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh".
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức khai mạc triển lãm “Dòng cảm xúc từ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch”, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Bác về sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch.
Di chỉ Vườn Chuối là di chỉ khảo cổ được phát hiện vào năm 1969, trải rộng trên diện tích khoảng 1,2ha thuộc địa bàn thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. Mới đây, khi Viện Khảo cổ học công bố kết quả cuộc khai quật mới nhất, hàng loạt những phát hiện khảo cổ mới về thời kỳ tiền sử của dân tộc ta cách đây 3.500-4.000 năm đã một lần nữa khẳng định giá trị đặc biệt quý hiếm của di chỉ này.
Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật giới thiệu tác phẩm đoạt giải.
0