Phát hiện virus H5N1 ở động vật hoang dã Nam Cực

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra virus cúm gia cầm H5N1 trên các loài chim và động vật có vú khác nhau tại khu vực Nam Cực.

Một bài báo nghiên cứu về virus học được công bố trên tạp chí Nature Communications mới đây cho biết, Nam Cực được biết đến với hệ sinh thái độc đáo và là mục tiêu bảo tồn quan trọng, có khả năng miễn nhiễm với nhiều bệnh truyền nhiễm tấn công động vật hoang dã ở các nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, những khám phá gần đây cho thấy virus H5N1 đã lây nhiễm sang nhiều loại động vật ở đây. Các phát hiện này cho thấy phạm vi địa lý của bệnh cúm gia cầm đang mở rộng, gây ra những tác động và mối đe dọa sinh thái tiềm ẩn đối với động vật hoang dã ở vùng Nam Cực xa xôi này. 

Động vật ở Nam Cực đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm
Động vật ở Nam Cực đang đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm

Tác giả đầu tiên và đồng tác giả của bài báo Ashley C. Banyard thuộc Cơ quan Sức khỏe Động vật và Thực vật Anh, cùng với các đồng nghiệp và cộng tác viên đã tiến hành lấy mẫu và giám sát động vật trên quy mô lớn tại các hòn đảo ở khu vực Nam Cực và các quần đảo cận Nam Cực từ mùa hè năm 2022 đến năm 2023. Họ tìm thấy H5N1 ở nhiều loài chim, bao gồm chim cướp biển nâu, chim cốc Nam Georgia và chim nhàn Nam Cực, cũng như các loài động vật có vú như voi biển.

Phân tích di truyền sâu hơn cho thấy virus cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây truyền từ Nam Mỹ, thông qua các loài chim di cư tới đây, virus này lây lan nhanh chóng giữa các loài và khu vực khác nhau trên các đảo ở khu vực cận Nam Cực. Tuy nhiên, một con chim cánh cụt vua và một con chim cánh cụt vương miện được lấy mẫu cho nghiên cứu không bị nhiễm virus khi được xét nghiệm.

Các tác giả của bài báo tin rằng kết quả của nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu được tác động của H5N1 đối với quần thể động vật hoang dã ở Nam Cực và làm dấy lên mối lo ngại về việc động vật hoang dã bị nhiễm các bệnh mà trước đây không có ở địa phương.

Họ lưu ý rằng nghiên cứu sâu hơn có thể khám phá sự lây lan của virus trong hệ sinh thái này, từ đó có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và theo dõi sự lây lan tiếp theo để bảo vệ các hệ sinh thái ở đây. Do đó, các biện pháp giám sát và đảm bảo an toàn sinh học liên tục sẽ là cần thiết trong tương lai để giảm thiểu mối đe dọa của virus cúm gia cầm đối với động vật hoang dã ở những vùng xa xôi như Nam Cực. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Truyền thông Đức cho biết nghi phạm bị cáo buộc trong vụ lao xe vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh ở thành phố Magdeburg, đông bắc nước này, là Taleb Al Abdulmohsen, một công dân Ả Rập Xê-út. Đáng chú ý, nghi phạm là một bác sĩ tâm lý được đánh giá cao về chuyên môn.

Viện Thống kê và nghiên cứu kinh tế quốc gia Pháp vừa công bố số liệu cho thấy nợ công của nước này tiếp tục tăng trong quý III/2024.

Tờ Financial Times dẫn nguồn thạo tin khẳng định Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa thay đổi yêu cầu với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trong đó yêu cầu các quốc gia thành viên của khối tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gấp 2,5 lần so với mức hiện tại là 2%.

Tại Slovenia, hang động đá vôi Postojna là một điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi dịp Giáng sinh. Đến với hang động này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh chúa Giesu ra đời.

Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối Tổng thống Yoon Suk Yeol vừa tổ chức mít tinh và diễu hành ở trung tâm Seoul, một tuần sau khi Tổng thống Hàn Quốc bị kiến nghị luận tội vì lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng này.

Trước tình trạng khoai tây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tại Trung Quốc - nước sản xuất khoai tây lớn nhất thế giới - đang nỗ lực nghiên cứu giống khoai tây chịu nhiệt, nhằm bảo vệ nguồn cung cấp lương thực.