Phát hiện xưởng sơ chế thịt bò, nội tạng động vật bẩn
Thời điểm đoàn kiểm tra có mặt tại xưởng, các nhân công vẫn đang chế biến, đóng gói thủ công các loại thịt bò, chân gà vào túi chân không trong điều kiện vệ sinh hết sức tồi tàn.
Các loại thực phẩm được để trà trộn, chất thành đống trong các kho lạnh và tủ làm mát. Tiến hành phân loại và kiểm tra kỹ lưỡng, lực lượng chức năng phát hiện, một số loại thực phẩm đang trong tình trạng hư hỏng, đổi màu, thậm chí là ẩm mốc.
Làm việc với đoàn kiểm tra, chủ cơ sở chế biến không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với hoạt động sơ chế đóng gói thực phẩm. Ngoài ra, một số mặt hàng thực phẩm như thịt bò, nầm lợn, chân gà không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Một số sản phẩm có tem nhãn mác, bao bì từ nước ngoài nhưng hết hạn sử dụng.
Theo Thiếu tá Nguyễn Ngọc Anh - Phó đội trưởng Đội 3 - Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Hà Nội, thủ đoạn kinh doanh kiếm lời của chủ cơ sở, đó là thu mua các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường với giá rất “rẻ”, sau đó đưa về xưởng để sơ chế, đóng gói, rồi lại tuồn ra thị trường để tiêu thụ tại các nhà hàng, quán lẩu trên địa bàn thành phố. Thậm chí là tự in bao bì, nhãn mác, giới thiệu đây là các loại thịt nhập khẩu để đánh lừa người tiêu dùng.
“Việc này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng”, Thiếu tá Ngọc Anh nhấn mạnh.
Hiện, đoàn kiểm tra đã niêm phong các loại thực phẩm vi phạm, đồng thời, tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, xử lý chủ cơ sở Minh Quý theo quy định của pháp luật.
Càng về gần Tết Nguyên đán, vấn đề thực phẩm bẩn càng nóng. Nhất là trong thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn cả nước.
Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
Chiều 8/1, tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Binh chủng Hóa học phối hợp với Quân khu 1, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Thông tin liên lạc, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia năm 2024.
Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.
Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.
Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.
0